Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

TẢN VĂN 3: DÂN TỈNH LẺ


(người nhà quê lên thành phố - nguồn internet)

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông, hay trong một bộ phận không nhỏ dân cư mạng internet cũng như cộng đồng dân cư ngoài xã hội  thường dùng những cụm từ: ông quan tỉnh lẻ / nhà báo tỉnh lẻ / doanh nhân tỉnh lẻ / chân dài tỉnh lẻ ... không mấy  thiện cảm thay vì nói thẳng "thằng nhà quê láu cá" bởi, dần dà những vị chủ nhà thành phố cũng đã thấy được tầm quan trọng, bản chất, năng lực của người nhà quê tuy vẫn còn hằn học, bực tức đến mỉa mai, tỉ như lời thoại "cô ca sĩ tỉnh lẻ thì có gì đáng nói chứ!" trong một bộ phim phát trên truyền hình VTV hẳn hoi!

Biết rằng, cái gì thuộc về "lẻ" đều rất ít, thậm chí đếm trên đầu ngón tay như: đêm buồn tỉnh lẻ (chỉ một đêm buồn thôi đã trở thành bài ca muôn thủa rung động lòng người); ngàn lẻ một đêm (chính phần bổ sung phụ "lẻ một đêm" ấy mà thiên truyện cổ tích nầy có sức hấp dẫn kì lạ, còn nói chuyện "một ngàn đêm" thì quá đổi bình thường rồi); lẻ loi (đơn độc) ; lẻ bạn (một người đi với một người); bán lẻ (bán từng đơn vị sản phẩm, thay vì bán nguyên lô, nguyên kiện gọi là bán sĩ) ... nên những gì thuộc về lẻ là rất quý, rất đáng yêu, đáng trân trọng và phải được nâng niu gìn giữ vốn triết học minh chứng số nhiều không phải là tốt, là ưu điểm: "tăng về lượng giảm về chất". Vậy nên "tỉnh lẻ" nó quý làm sao!

Và, thật sự "nó" đã quý, rất quý, tỉ như "hôm qua em đi tỉnh  về / hương đồng gió nội bay đi ít nhiều" cái "tỉnh lẻ", nơi "tỉnh lẻ" ấy đã làm cho nhà thơ "chân quê" của chúng ta phải "khổ một đời". (hôm qua em đi tỉnh về / áo cài khuy bấm em làm khổ tôi). Vậy nên,"tỉnh lẻ" là rất tuyệt vời!

Với tinh thần đó, nếu đêm "tỉnh lẻ" so sánh với thành phố về mặt địa lý thì lẽ ra vấn đề phải hiểu ngược lại mới đúng chứ, bởi "tỉnh lẻ" nhiều hơn gấp ít nhất 3 lần đơn vị thành phố hầu như đúng nghĩa chỉ đếm trên đầu ngón tay như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố cảng Hải Phòng; thủ đô Hà Nội, cố đô Huế. Hết, nhưng do sự phát triển ồ ạt của xã hội nhất là sau khi cơ chế thị trường chuyển động, phá bỏ thời kì bao cấp thì hàng loạt các địa phương được nâng cấp lên thành phố, đến bây giờ thì danh từ thành phố gần như bảo hòa rồi, không ấn tượng như trước nữa nhưng vẫn không xuất hiện "ông quan thành phố / người đẹp thành phố / đại gia thành phố (chỉ có đại gia miệt vườn thôi) " ... 

Còn các đối tượng nổi bật, danh gia vọng tộc một chút thì lại rơi vào "tỉnh lẻ" và không ít người trở nên định kiến với họ, lại chăm chăm chỉ trích, đổ tội cho cư dân tỉnh lẻ, cho mấy người nhà quê, thậm chí có người còn tuyên bố thẳng thừng rằng "tình trạng kẹt xe ở thành phố nầy là do dân nhập cư"; rằng "hệ lụy của vấn đề an sinh xã hội, của trật tự trị an thành phố bất ổn phần lớn là do người ở tỉnh lẻ về đây gây nên". Úi giời, câu nầy phải đổi lại là do "hệ thống lãnh đạo của thành phố yếu kém chứ" bởi, tất cả biên chế con người, cơ sở vật chất kể cả tiêu chí nâng cấp lên thành phố, lên đô thị đều được tính trên tổng dân số mà ra, như Bác Hồ cũng đã dạy rồi "khó vạn lần dân liệu cũng xong" dân là số một cho dầu dân tỉnh lẻ, dân thành phố, dân việt kiều, bởi dân vốn ... vi bổn mà. Trong khi đó, ai trong số chúng ta không phải là dân tỉnh lẻ, không phải là người nhà quê tay bùn chân lấm trong một đất nước mà tỷ lệ nông nghiệp chiếm trên 80% chứ!

Ngược dòng lịch sử ta thấy những "ông quan tỉnh lẻ" sau đây: Trước hết là cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 (năm Bính Tý) tại làng Thạnh Bình (Nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước – tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình nông dân nghèo gốc nho học. Thuở nhỏ Huỳnh Thúc Kháng có tiểu danh là Thước, khi đi học lấy tên là Huỳnh Hanh, sau đổi thành Huỳnh Thúc Kháng. Tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên. Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng thông minh, học giỏi, nhớ lâu, là bạn thâm giao của Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Phan Bội Châu. Tiếp theo là Phan Châu Trinh (1872-1926) hiệu là Tây Hồ, quê quán làng Tân Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (miền Trung). Thân phụ tên là Phan Văn Bình, theo võ nghiệp giữ chức Chuyển Vận Sứ trong Nghĩa Ðảng Cần Vương tại Quảng Nam. Và, quê hương Bác Hồ kính yêu của chúng ta thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Những địa danh sản sinh ra các bậc anh hùng dân tộc nầy chẳng phải là "tỉnh lẻ" hay sao, thậm chí là "xã lẻ, huyện lẻ" nữa chứ chưa được "tỉnh lẻ" như bây giờ!

Nhưng cái quan trọng là nếu một ngày nào đó, tất cả những con người, những trí óc, những tài năng, những bàn tay lao động cần cù, chịu thương chịu khó của người "tỉnh lẻ" rút hết về tỉnh lẻ, về cái nơi mà do phân bổ kinh tế không đồng đều, cái nơi mà ít có sự quan tâm chăm sóc của Đảng, về cái nơi "khỉ ho cò gáy" ấy thì thành phố sẽ ra sao, sẽ như thế nào ... chắc chắn sẽ vắng vẻ, sẽ buồn tẻ lắm, nhất là tỉ lệ GDP hằng năm do dân nhập cư đóng góp cho thành phố không dưới 10%. 

Nhân dịp năm mới, tôi xin trân trọng cảm ơn dân tỉnh lẻ và kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc. Trân trọng!


Sài Gòn, 12.2012
Bình Địa Mộc



25 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. cảm ơn bạn nhiều, mình có qua nhà thăm bạn nhưng rất tiếc không được!

      Xóa
  2. Nếu thành phố mà không có dân nhập cư có lẽ cũng chỉ phát triển không hơn tỉnh lẻ bao nhiêu đâu. Ở thành phố được đầu tư nhiều để hiện đại hóa - công nghiệp hóa nhưng nếu không có con người thì sẽ như thế nào nhỉ? ( dù chỉ là người phục vụ thôi). Nói thế để thấy dân tỉnh lẻ cũng rất cần cho thành phố ... hehehehe!!!!
    Cuối tuần vui nhiều nha Mộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn em đã đọc bài và chia sẻ với mộc, hi vọng rằng dân tỉnh lẻ không làm điều gì phật lòng để người thành phố phải lo ngại em há!

      Xóa
  3. Chúc Mộc ngày mới vui và may mắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn bạn nha, mộc đang vui và sẽ vui mãi mãi bởi bên mình có nhiều bạn bè quan tâm ủng hộ, ngày thật vui nha!

      Xóa
  4. Bài viết sâu Mộc ơi!Mà nhiều cô không thích sĩ mà thich lẻ đấy như" Cưới ông là tôi bán sĩ cuộc đời,nên chi bán lẻ làm bồ sướng hơn "...he .he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cưới ông là tôi bán sĩ cuộc đời
      bên chi bán lẻ làm bồ sướng hơn ... hihihi!

      Xóa
  5. Chuyện xảy ra ở Hà Nội: Một người xe thồ nhỡ quyệt vào một cô gái ăn diện rất mốt. Cô gái quay lại gắt lên " Đi thế lào thế !? Đồ nhà quê !".
    Cô gái là dân HN nhưng gốc Hà Lam Linh Mộc à. Cô ta chửi chính nguồn gốc sinh ra mình ...he he .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đó là những kẻ hồ đồ anh ạ, họ hay chưởi người nhà quê lắm, nhưng thực ra họ còn quê hơn mình đấy, bởi vì muốn hết quê cũng phải qua 3 đời cơ, anh vui nhé!

      Xóa
  6. ÔI! HN cũng xuất thân tử vùng biển mặn anh ạ .

    HN chúc anh vui và hạnh phúc trong dịp tết dương lịch .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thì thế, nhưng cũng có nhiều người lờ đi nguyên quán của mình để phân biệt nọ kia cho ra vẻ thôi, chứ dân ta quê hết, còn người phố họ sang nước thứ ngoài định cư rồi em ạ!

      Xóa
  7. Bây giờ nói chuyện đến thành phố lớn như Sài gòn hay Hà Nội chơi thì mình không ham nữa vì thấy nạn kẹt xe ớn quá. Mình mới đi Hội An 2 hôm vừa về. Thật thú vị mặc dù đã đến đó gần chục lần rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng rồi, ở thành phố chẳng qua vì kế sinh nhai thôi, còn hưởng thụ cuộc sống chắc phải đi về các tỉnh thôi bạn ạ!

      Xóa
  8. Trả lời
    1. nick bên yahoo của mộc là toandotoan54@yahoo.com.vn còn nick bên nầy là binhdiamoc123@gmail.com đấy, bạn thích add bên nào cũng được, thanh kiu bạn nha!

      Xóa
  9. MOC ƠI MINHÓI HOI BAO CHUT : BON NHA QUE (DAN TINH LE) QUA NGU CU RUC ĐAU RA THANH PHO ĐE CHO RA THANH PHO ! NEU KHONG CO DAN NHA QUE LAM GI CO SAI GON - HA NOI VA NHIEU THANH PHO KHAC NUA DE ROI NO BI MIET THI - CON LOAI VO PHUC HON CHINH NO LAI NGOAI CAI ĐAU NHA QUE CUA NO ĐE NO MIET THI CA ONG BA CHA ME CHUNG NO . MOC THAY CO BUON KHONG ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DẠ, ANH NÓI ĐÚNG LẮM NHƯNG HỌ ĐÂU CÓ BIẾT NHƯ VẬY, ĐỒNG THỜI HỌ CŨNG LÀ DÂN QUÊ ĐẤY THÔI, KÍNH CHÚC ANH SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC TRỌN VẸN TRONG NĂM 2013 NHÉ!

      Xóa
    2. CAM ON CHU ! CHUC MUNG NAM MOI NHE . MINH RÁT TAM DAC VƠI NHIEU BAI VIET CUA MOC ĐAY !

      Xóa
  10. Lẻ nghe ra quý lắm rồi, nhưng lẻ bạn thì buồn ghê!

    Trả lờiXóa