Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

CƠM HAI NGÀN: NÉT ẨM THỰC NHÂN VĂN VN

(ảnh minh họa: nguồn internet)

Từ muôn đời nay dân tộc ta có truyền thống thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"; "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Để lá chồng lên lá, tay chồng lên tay truyền hơi ấm cho nhau, cùng nhau vượt lên số phận, để nỗi đau kia từ từ lắng xuống, nỗi buồn kia vơi đi một nửa. Để "vai anh khi để đầu em tựa, cân cả buồn vui của cuộc đời". Muốn vậy, được vậy ta phải biết cho, biết ban phát mà không hề so đo tính toán, không hề có ý định lấy lại, như nhà thơ Chế Lan Viên từng nói "ca chung chế độ trên niềm riêng tôi" vậy!

Nhưng thời gian vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán đề tài cơm hai ngàn (2000 đồng / đĩa); đến "con cá và cái cần câu" như một mắc xích tất yếu khách quan, xâu chuỗi lại với nhau trở thành một hiệu ứng lan truyền từ nhiều phía, ủng hộ và phản ứng trái chiều khác nhau trên mạng internet rất đáng chú ý, đáng quan tâm suy ngẫm.


Tuy nhiên, xoay quanh chủ đề cơm hai ngàn do một số người thiện nguyện, gồm nhiều thành phần, nhiều đối tượng công dân trên thành phố chung tay góp sức làm nên như quán cơm từ thiện khu vực Lữ Gia Q11, quán cơm Nụ Cười 3 ở đường Huỳnh Tấn Phát Q 7, quán cơm đường Ngô Quyền Q 5 là những điễn hình. Ngoài ra, tại các chùa như Long Sơn Gò Vấp, chùa Hoằng Pháp Hóc Môn vào các ngày rằm, mồng một, ngày lễ phật vẫn có xuất ăn chay từ thiện. Đặc biệt chùa Hoằng Pháp ngày nào cũng phát trên 10.000 xuất ăn chay miễn phí, trong đó vào các ngày có khóa tu số lượng cơm phát ra cho chúng sanh lên đến 15.000 hộp. Tôi xin nhắc lại 15.000 hộp, một con số khá ấn tượng mà có lẽ chỉ ở nước ta mới có thôi.

Được biết, những chủ quán cơm từ thiện nầy không hẳn là các đại gia giàu có, của ăn của để mà trong đó gồm cả những chị mẹ, những chị tiểu thương, tiểu chủ, những bác cán bộ hưu trí, những cô bán hàng rong, những em sinh viên, những người dân bình thường nhưng có lòng tốt, biết thương người. Đặc biệt ở đây, có những vị khách nước ngoài đang làm việc hoặc lưu trú dài hạn tại Việt Nam cũng tham gia vào chương trình nầy. Tất cả họ đã ủng hộ bằng hiện vật, bằng tiền mặt, bằng chính giờ công, ngày công của mình một cách vô tư, khách quan để hình thành các quán cơm từ thiện hai ngàn nằm rải rác trên địa bàn thành phố nói trên. Số lượng quán cơm từ thiện ngày càng tăng đồng nghĩa với việc những tấm lòng bác ái, từ bi, hỉ xả của những con người bình thường, bình dị cũng tăng dần lên, báo hiệu một xã hội Việt Nam thân thiện, yêu thương, rộng mở vốn được bồi dưỡng, vun đắp, ấp ủ và được nhen lên từ ngàn đời nay, bằng "hạt muối cắn đôi; cộng rau bẽ nửa" bằng "người yêu người sống để yêu nhau" vậy!

Từ đó hình thành một văn hóa từ thiện, một cách cho văn minh, phát triển trên diện rộng như vườn hoa có muôn sắc thắm, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn, đối đầu với những thách thức lớn lao về các mặt kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Lượng người lao động tự do, các em học sinh sinh viên tập trung về thành phố ngày càng nhiều do nhu cầu cả cung lẫn cầu. Những người không may lang thang cơ nhỡ, những bệnh nhân và thân nhân đến thành phố khám chữa bịnh bị hụt tiền, những khách vãng lai rủi ro bị kẻ gian móc túi, người lỡ đường, kẻ lầm lạc nhất thời chưa có chỗ dung thân, chưa có miếng ăn, nước ống ổn định thì cơm hai ngàn đối với họ như một cứu cánh lớn  lao, vô cùng quý giá bởi "một miếng khi đói bằng gói khi no" mà!

Do đó, nếu đem chương trình cơm từ thiện hai ngàn ra để so sánh với phương châm kinh tế "con cá và cái cần câu" thì quá ư khập khiễng nếu không muốn nói rằng vô đạo đức bởi, đã là con người lành lặn, khỏe mạnh, bình thường thì họ đều có lòng tự trọng, tự ái, không ai bỗng dưng ngửa tay đón nhận cơm hai ngàn như chia sẻ miếng ăn nếu xét về góc độ vật chất nào đó. Nhưng ở đây, họ đón nhận cơm hai ngàn như sự bảo bọc, cưu mang nhất thời của cộng đồng trong trường hợp thụ động, bất khả kháng. Họ, ăn đĩa cơm hai ngàn với tâm thế buồn bã, với sự mặc cảm cố hữu của kẻ thiếu, kẻ yếu. Vì thế, để gạc đi nỗi tự ti, mặc cảm đó những nhà từ thiện, những đấng mạnh thường quân mới đặt ra mức thu hai ngàn đồng trên một đĩa cơm cho phải lẽ, để khi ăn uống xong họ cũng đàng hoàng đứng lên móc ví ra trả tiền như bao nhiêu khách ẩm thực khác với số tiền khiêm tốn: 2000đ chứ không phải là 20.000đ, 50.000đ hay nhiều hơn nữa. Đây chính là "nét ẩm thực nhân văn Việt Nam" đúng như tựa đề bài viết nầy.

Một khía cạnh khác, nếu lập luận rằng quán cơm hai ngàn xuất hiện thì đồng nghĩa với quán cơm hai mươi ngàn sẽ ít lại, thậm chí bị mất đi do không cạnh tranh nổi. Đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ người xưa có câu "buôn có bạn bán có phường". Lượng khách nào của quán cơm nào sẽ ăn theo quán cơm đó, nói khác đi "mỗi người mỗi vẽ mười phân vẹn mười" thôi. Đồng ý, có thể nhất thời bồng bột khách ăn cơm hai mươi ngàn đồng sẽ chuyển qua ăn cơm hai ngàn đồng rẻ hơn nhưng chỉ là để khám phá, để thay đổi cảm giác vốn rất dễ bị nhàm chán, bị sức ì thời gian kéo lại với những chủ thể kém vận động. Hơn nữa, trong bất kỳ lãnh vực kinh tế nào sự cạnh tranh lành mạnh sẽ là động cơ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời triệt tiêu những hạn chế yếu kém nhất định mà không nhất thiết phải rơi vào quán cơm, quán nước như cách nhìn, cách nghĩ thiện cận đến thô thiển của một số bài báo, số phân tích đánh giá vừa qua. 

Theo đó, những người ăn cơm hai ngàn nầy phần lớn thuộc đối tượng lao động tư do ở các tỉnh tập trung về thành phố làm ăn. Họ là những chị, những mẹ bán hàng rong, nhặt ve chai. Các chú, các anh thợ hồ, chạy xe ôm, giao nhận, đạp xích lô, lái xe ba gác hay các em bán báo, bán vé số. Họ là các em sinh viên ở nông thôn có thể chưa kịp nhận tiền ăn của gia đình gởi vào, họ gồm đủ thành phần nhưng tựu trung lại là những người lao động chân chính, tự nguyện tham gia vào các dịch vụ, các công việc buôn bán nhỏ bằng đồng vốn ít ỏi, bằng sức lao động, bằng mồ hôi nước mắt, có khi cả máu nữa âm thầm đóng góp giá trị GDP thành phố mỗi năm không dưới 10%. Họ rất xứng đáng được nhận phần thưởng cơm hai ngàn ấy như một đặc ân của chúng ta bởi họ không có "chiếc cần" kỳ dịu, không có "con cá vàng" quẫy búng. Họ đã tự câu đời mình bằng ... chính sức lao động của họ như nhà thơ Hoàng Trung Thông từng nói "bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm" vậy!

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực luôn luôn có hiện tượng tiêu cực, bên cạnh những cái được lớn nhất sẽ còn những cái sẽ mất, sắp mất, từ đó hình thành hai phe đối kháng, đấu tranh chống lại nhau để cùng nhau tồn tại theo quy luật đào thải và phát triển, âu đó cũng là điều dễ hiểu. Ví dụ như tại quán cơm hai ngàn thành phần chăn dắt ăn xin lợi dụng lòng tốt của cộng đồng nhằm đẩy hành khất vào đây ăn để giảm chi phí, lợi nhuận tất nhiên rơi vào bộ phận đáng khinh nầy. Những kẻ lười lao động, vô công rồi nghề cũng lợi dụng cơm hai ngàn để qua bửa mà không cần phải lao động cực nhọc. Những người lao động cạn nghĩ, nông nổi lấy sồ tiền dư ra từ những xuất ăn miễn phí này để uống rượu, chơi đề ... rồi sự nhếch nhác, dơ bẩn có thể xảy ra vì số lượng người ăn quá đông, tập trung tại một thời gian, không gian nhất định sẽ không tránh khỏi thiếu sót của người phục vụ ...

Nhưng chúng ta bằng lòng gác hết những khuyết điểm đó lại để thấy cơm hai ngàn là "nét ẩm thực nhân văn Việt Nam" chí ít là trong thời điểm hiện nay. Thời điểm mà có những vị quan chức nhà nước tự trả lương cho mình đến những 200.000.000 đồng một tháng, gấp 200.000 lần đĩa cơm 2000 đồng mà các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các công dân tốt bụng của thành phố chúng ta dành cho những người lao động đáng kính, những em HS-SV tương lai của đất nước một cách trân trọng với nỗi niềm trăn trở làm sao cho bửa cơm ngày càng tươm tất hơn, số lượng người ăn ngày càng ... ít hơn. Và, nỗi lo lớn nhất, "kinh hoàng" nhất vẫn là: nguồn thu của các quán cơm nầy. Ai sẵn sàng tài trợ, ai đồng ý quyên góp vào đây!

Xin được trích 2 câu thơ của nhà thơ lớn Huy Cận thay cho lời kết bài viết nầy "một câu hỏi lớn, không lời đáp / cho đến bây giờ mặt vẫn chau"

Trân trọng cảm ơn!

Sài Gòn, 9.2013
Bình Địa Mộc

24 nhận xét:

  1. Thực hiện hạnh bố thí của nhà Phật một cách sáng tạo và có văn hóa
    Bài viết thiệt hay.

    Trả lờiXóa
  2. bài viết càng đọc càng hay :)

    Trả lờiXóa
  3. ...Bài viết cảm thấy ấm lòng phải không anh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh cũng nghĩ thế, thay vì mình không làm được như họ thì cũng nên viết cái gì đó động viên họ em ạ, em vui!

      Xóa
  4. thăm mộc, đọc bài viết hay ..chúc sức khỏe bạn hiền .

    Trả lờiXóa
  5. Đầy tính nhân văn cao cả, a nhỉ? Chúc a ngày mới nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
  6. SG bao giờ cũng có nhiều sáng kiến :một hình thức thiện nguyện độc đáo từ quán cơm 2000đ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chắc cả nước phải học tập mô hình thiện nguyện nầy anh há, anh vui!

      Xóa
  7. Một bài viết thật hay!Thật nhân văn,rất đồng cảm và tâm đắc với bài viết của anh!Chúc an lành!

    Trả lờiXóa
  8. Tối an lành và ngủ ngon anh nhé

    Trả lờiXóa
  9. Trả lời
    1. cảm ơn bạn, bài viết của bạn hay lắm, nếu bạn có blog chắc là sẽ rất vui đó!

      Xóa
  10. Nhảm và tự sướng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác Nặc nói chí phải đôi khi mình phái "tự sướng" một tí chứ, bác vui!

      Xóa
  11. 2000 $
    Không phải là cái BỐ THÍ.....Mà là tấm lòng PHỤC VỤ tha nhân !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác Phong Sương nói đúng lắm, tấm lòng phục vụ tha nhân hay còn gọi là "của để dành" cũng không sai bác nhỉ, bác vui!

      Xóa
  12. ...Em thì chưa có dịp dùng CƠM 2000đ...nhưng vừa qua đi nuôi bệnh cho em Trai tại BVCR, em thì dùng cơm chay từ thiện ngay tại BVien luôn.... Ngày hai lần, những nồi cơm, thức ăn chay nóng hỗi...rất ngon. " "Cơm từ thiện cho Bệnh nhân" Thật ra, qua tiếp xúc, em được biết, cơm dành cho Người nhà Bệnh nhân là đa phần, một lý do mà hàng loạt Người nhà Bệnh nhân nói với vẽ mặt buồn phiền, lo âu...đó là: Để tiền mà mua thuốc cho Bệnh...cũng may mà có những bửa cơm từ thiện này! Loan cũng nằm trong diện ấy thôi mà!.Đọc bài viết của Anh Mộc mà dạt dào cảm xúc!
    Anh Mộc là vậy! Luôn đồng cảm với mọi đối tượng!
    Chúc Anh dồi dào sức khỏe, tràn ngập niềm vui nghe.
    EmLoan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn Loan phản ảnh thêm thực tế về cơm từ thiện 2000đ tại bệnh viện, nghe nói ở bệnh viện nhi trung ương cũng có nữa chỉ tiếc là truyền thông chính thống của nhà nước không chủ động vào cuộc để khai thác cũng như động viên khuyến khích mô hình nầy, họ chỉ tham gia sau khi BBC lên tiếng, tiếp đó hàng loạt blog viết bài thôi, anh cũng chỉ là một trong blog bình thường đó em ạ, chúc em luôn vui khỏe và xinh đẹp nữa nghe!

      Xóa