Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

ĐỀ THI "HÔI BIA": HAY HAY DỞ ?

 
ảnh minh họa: nguồn internet)

1.- Chúng ta đang bàn, đang nói về giáo dục, thậm chí nói nhiều, nói hoài, nói mãi nhưng tình hình cải thiện chưa đáng bao nhiêu. Đồng thời, những bức xúc của dư luận cũng không phải lạ lắm, xa lắm ví dụ như quy trình thi cử, nội dung sách giáo khoa xa rời thực tiễn, mang tính hàn lâm nhiều hơn đời sống thực tế, bố cục dàn trải, tình tiết phứt tạp đôi bài không đúng với độ tuổi học sinh, hầu hết quá tải đối với tất cả các bậc học. Đặc biệt thời gian gần đây xuất hiện các bài toán đố lạ mang tính bạo lực (chặt ngón tay); hay nạn tảo hôn (mẹ 12 tuổi, bố 14 tuổi); hoặc đồng dao tối nghĩa, tra tấn (quả gì / quả đấm - lăng gì / lăng Bác). Bên cạnh một số lỗi chính tả, từ ngữ - ngữ pháp, lỗi tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh, lỗi in ấn ... lẫn lộn vào nhau, vô hình dung tạo nên một bức tranh kiến thức lùa thùa, nham nhở vốn không thuộc về lãnh vực nầy nhưng vẫn hiển nhiên tồn tại như một thách thức buộc chúng ta phải hành động.

Theo đó, cùng với phương châm "giáo dục là quốc sách"; chấn hưng giáo dục đồng nghĩa với cách mạng đất nước nên vừa qua bộ giáo dục kết hợp các viện, ban, ngành soạn thảo đề án "đổi mới căn bản toàn diện giáo dục" được dư luận đồng tình ủng hộ song hư thực của nó ra làm sao, tác dụng, tác hại như thế nào thì phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có kết luận được. Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ, tinh thần nhiệt tình cháy bỏng ông Phạm Vũ Luận - bộ trưởng bộ giáo dục phát biểu, đại ý: tôi coi đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn; bước vào trận đánh nầy, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin và­­o chiến thắng, sẵn sàng trả giá ...

Vâng, chúng ta sẽ cùng với vị tư lệnh ngành nầy bước vào "trận đánh lớn" với niềm tin chiến thắng, với hi vọng thành công, với hoài bảo thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp trồng người vốn không phải mười năm mà có thể đến trăm năm hoặc lâu hơn nữa.  

2.- Một câu hỏi thường gặp tưởng như thừa, vì ai cũng biết học văn là để hiểu biết về con người, để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao vốn văn hóa và củng cố các giá trị nhân văn. Học văn cũng là học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc. Nhằm tái khắng định đáp án học văn trên đồng thời hưởng ứng tinh thần đổi mới giáo dục như đã trình bày. Vừa qua nhân các sự kiện tiêu cực xảy ra trong xã hội, các trường đã chủ động ra đề thi môn văn cho học sinh giỏi văn, cho học kỳ I, đối với các khối lớp theo hướng mở như sau:

Đầu tiên là đề văn nghị luận ngắn khoản 400 từ thi tốt nghiệp THPT về hành động dũng cảm cứu sống 4 bạn học sinh bị đuối nước của em Nguyễn Văn Nam học sinh lớp 12 ở Đô Lương Nghệ An, nhưng không may em Nam tử nạn. Tiếp theo là hàng loạt các đề thi văn đối với các kỳ thi học sinh giỏi, thi học kỳ dựa trên các sự kiện ca sĩ người mẫu diễn viên Huyền  Anh (Bà Tưng) ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc; vụ "hôi bia" ở Biên Hòa  Đồng Nai, vụ bạo hành trẻ mầm non ở Thủ Đức TP. HCM, dòng người bất tận viếng lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc một học sinh nhắn tin cho mẹ bằng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen không đúng tiếng Việt ... đã tạo sự thích thú cho học sinh, sự cổ vũ của giáo viên, sự ủng hộ của phụ huynh, sự đồng tình của dư luận là những cái được, cái mạnh, cái tiến bộ manh nha phát triển trong công tác ra đề thi. Đó là, khơi dậy lòng yêu nước thương dân, tinh thần hi sinh quả cảm, lòng can đảm, tính trung thực, tư tưởng mình vì mọi người, đoàn kết dân tộc ... ít nhiều gì cũng đã ngấm, đã đọng lại trong mỗi học sinh, trong từng bài viết, trong cảm nhận của thầy cô giáo, trong sự vui mừng của phụ huynh, còn về tác dụng lâu dài, có ăn sâu bám chặt vào đối tượng hay không còn tùy thuộc vào chặng đường dạy dỗ, uốn nén tiếp theo nữa.

3.- Có điều, những sự kiện trên diễn ra nhất thời bồng bột, chưa xâu chuỗi thành bản chất được. Mà văn học lại cần thời gian thẩm thấu lâu dài, căn cơ, về góc độ nào đó mang tính sáng tác, người viết có quyền tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người thông qua phương pháp hư cấu, thể hiện đề tài, nội dung qua phương tiện ngôn ngữ. Nó khác hoàn toàn với một phóng sự tài liệu, một văn bản phản ảnh, kể lại sự việc rồi rút ra bài học nhận thức tư tưởng vốn lấy câu chuyện xảy ra hoặc sự đoán xảy ra làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện chính kiến của tác giả.

Do đó nếu cân nhắc không kỉ, những đề văn nầy lâu ngày sẽ bám rể trong đầu óc các em một màng cảm xúc xơ cứng, tâm hồn khô khan mang tính thời sự, thiếu độ rung động nhất định, vốn thường hân hoan trước sự thành công, rạng rỡ vui mừng trước cái đẹp, thầm lặng u buồn trước những mất mát đau thương. Những sự kiện nầy chỉ nên áp dụng cho môn Giáo dục Công dân như Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng ra đề thi cho môn nầy về hiện tượng ca sĩ "nhí" Phương Mỹ Chi - Á quân giọng hát Việt nhí năm 2013 hát nhạc truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước là việc nên làm, nên phát huy mà thôi. Còn nếu chủ quan dựa vào những sự kiện trên để đưa vào đề thi môn văn trong một trạng thái nôn nóng, hấp tấp sẽ không tránh khỏi những "tác dụng phụ" mà đề thi về lòng dũng cảm của em Nam là một ví dụ: xúi học trò đi chết!

4.- Đến đây, tôi xin trích một đoạn trong tùy bút Đường Chúng Ta Đi của nhà văn Nguyễn Trung Thành, góp thêm tiếng nói về học văn và văn học thay cho lời kết bài viết nầy. Đó là, 

"Cuộc ra trận lớn đó kéo dài đã mười năm nay ... ba nghìn sáu trăm ngày chúng ta từ trong ngục tối đi ra, từ trong cái chết vùng dậy. Ôi, mười năm, có những năm đã tưởng chừng không còn gượng dậy được nữa, những năm đen tối mịt mùng. Mười năm bằng một cố gắng phi thường chúng ta chuyển bóng tối thành ánh sáng, chuyển đêm thành ngày, chuyển cái chết thành sự sống, thất bại thành chiến thắng, chuyển tiếng kêu trong tù ngục thành tiếng hát chứa chan yêu đời và tự tin..."

Trân trọng kính chào!

Sài Gòn, 12.2013
Bình Địa Mộc


12 nhận xét:

  1. ... Và ngành giáo dục đang chuyển nhiều thứ. Thứ gì cũng cần thử và nếu sai thì sửa cho đến hoàn thiện. Mỗi cái chuyện tuyển đại học 3 chung, nhiều trường kêu rần trời, đến lúc hô chuẩn bị bỏ cũng lắm trường than khóc vì sợ không có người đăng kí. Hi, âu cũng là tầm nhìn!
    Giáng Sinh an lành nghen Mộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vâng, bác Thu nói chí phải, tâm - tầm - tài kết hợp lại thành tinh (tinh tế), hẹn bác 29 nầy ta đấu ... caffe nha!

      Xóa
  2. Quyết liệt !Quyết... liệt ! Liệt...

    Trả lờiXóa
  3. "Vẫn đang đẽo cày giữa đường ...
    Cày voi hay chuột sơn dương mai ngày ...
    Đẽo nửa rồi lại đổi thay /
    Đa hệ cày cả bừa ngay được liền."/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh à, chắc là vậy đó, mộc nhớ không lầm là các bác giáo dục mình đã cải cách hơn 3 lần, thử nghiệm đâu mấy lần nữa, lúc thì theo nga, khi lại theo tàu, nhưng rốt cuộc ... cái cày chữ nghĩa cảu ta chỉ còn cái ... lõi không thôi, cày chả ra cày, bừa nỏ thành bừa là thế đó, tks!

      Xóa
  4. Chúc anh đón Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộc thay mặt gia đình cảm ơn anh đã ghé thăm, kính chúc anh sức khỏe!

      Xóa
  5. Giáo dục ngày nay cũng giống như cái thời ai củng làm nhạc sĩ " yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau ra"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cuối cùng có một người bị vỡ đầu chảy máu, đó là khán giả anh ạ!

      Xóa
  6. Bài nói về việc "học văn" mà lại mắc lỗi chính tả: phứt tạp (phức tạp) - ăn mặt ( ăn mặc ) -bám chặc (bám chặt) - vẽ vang (vẻ vang) v.v...

    Trả lờiXóa