Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

TỬ HÌNH: DẤU CHẤM HẾT CHO NẠN THAM NHŨNG!

(ảnh minh họa: nguồn internet)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cách đây hơn 20 năm Vụ án Epco-Minh Phụng là một trong những vụ án kinh tế nổi tiếng nhất của Việt Nam thập niên 90. Epco-Minh Phụng từng là công ty liên doanh của TP. HCM. Vụ án nổ ra lần lượt những đại gia có tiếng và cán bộ ngành ngân hàng phải vào tù vì những sai phạm trong quản lý tài chính, vi phạm các quản lý nhà nước, như Tăng Minh Phụng, Phạm Nhật Hồng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tuấn Phúc ...; trong vụ án này, tòa đã tuyên 6 án tử hình, một con số khá sốc, khá rùng rợn. Và, dư luận bấy giờ cho rằng toàn bộ tài sản to lớn của Minh Phụng và EPCO bao gồm hệ thống các xưởng sản xuất may mặc, nhiều nhà cửa, khách sạn và đất đai bị nhà nước tịch biên, nếu được bán theo giá thị trường, Minh Phụng có khả năng hoàn trả nợ dễ dàng và chỉ phải chịu hình phạt về gian lận tài chính, nhưng không đến mức bị tử hình. Tuy nhiên án vẫn thực thi đồng nghĩa với sự nghiêm minh của pháp luật, gióng lên hồi chuông cảnh báo trong giới doanh nghiệp tư nhân, ngầm nhắc nhau rằng "hãy cẩn thận, vì chúng ta không có sự khoan hồng tốt nhất". Theo đó thực tế các doanh nghiệp vốn tư nhân làm ăn có hiệu quả, ít vi phạm pháp luật.


Sau hai mươi năm nước ta lại dính liên tiếp 2 phiên tòa với 4 án tử hình với Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines tỷ số tử hình chia đều cho mỗi bên 2 vị tổng và phó giám đốc mỗi người ôm 1 cây thập tự giá. Mở đầu cho chuỗi đại án tham nhũng đã, đang và sẽ đưa ra xét xử rốt ráo trong thời gian đến. Trong số đó có bao nhiêu cái án tử hình thì chưa biết. Có điều, dư luận rất tiếc là những án tử hình nầy lại vô tình rớt vào cán bộ đảng viên, được đảng và nhà nước nuôi dưỡng giáo dục, rèn luyện từ bé, là con em gia đình cách mạng có công với đất nước, được ăn học đàng hoàng, có bằng cấp hẳn hoi, được cất nhắc đề bạc lên vị trí lãnh đạo cao nhất, sướng nhất, giàu nhất một cách đúng ... quy trình với những tội danh kinh tế phổ biến như lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham ô, làm thất thoát tài sản nhà nước, chi tiền sai nguyên tắc tài chính, đầu tư không đúng mục đích, mua bán hàng hóa vật tư kém chất lượng, thậm chí hư hỏng nặng ...

Vâng, những kiến thức nầy, những chuyên môn nầy chỉ cần ngồi trong toalet cũng có thể nhớ lại tất tần tân nội dung ấy, điều cấm ấy, lời răn ấy ... nằm trong chương mấy, mục nào, phần thứ bao nhiêu trong hằng hà sách vỡ họ đã học, đã nghe, đã đọc trong suốt ngần ấy năm làm cán bộ. Xem ra nó dễ như trở bàn tay nhưng cuối cùng họ vẫn mắc phải, vẫn phạm tội, rồi trước tòa lại vờ vịt thanh minh "không biết, không hay, không kiểm tra" ... Thế ai là người duyệt chi số tiền nầy, một nguyên tắc bất di bất dịch của một chủ tài khoản là trước khi ký phải xem chứng từ gốc bao gồm hợp đồng, thanh lý, hóa đơn, biên nhận, giấy đề nghị thanh toán ... hàng chục con dấu đỏ choét, và chữ ký xanh lè ấy chứ!

Nhân dân luôn đúng nhưng không phải lời nói nào, phản ảnh nào của họ cũng được đảng nghe đâu, đảng có nguyên tắc của đảng, dân có lý lẽ của dân hai bên đang đi tìm tiếng nói chung, đang muốn dừng lại để gặp nhau, không ngờ điểm ấy lại ở những cái án ... tử hình đau lòng kia. Bởi, nếu lấy hết tài sản của Minh Phụng cất đó vài năm sau đem ra bán chắc chắn nhà nước lời to, còn nếu đêm vài trăm tỷ, vài ngàn tỷ thất thoát của 2 vụ án điển hình trên chia đều cho công lao động bình quân của một nông dân VN hiện nay 45.000đ/ngày thì phải mất mấy ngàn năm sau mới khấu hao hết, trong khi đó đất nước nầy, non sông này từ dân, do dân mà có.

Vậy lỗi nầy do ai, một câu hỏi không quá khó, nhất là đối với những cán bộ, đảng viên đang nắm giữ các vai trò chủ chốt của cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, nhất là các tổng công ty nhà nước luôn luôn nói và làm đúng ... theo quy trình nếu chúng ta mạnh dạn nhắc nhở họ câu thần chú: "tham ô sẽ bị tử hình". Đơn giản vậy thôi!

Hai mươi năm, nhích hơn thời gian bao cấp một chút nhưng nếu lấy vụ án Epco - Minh Phụng làm cuốn sách gối đầu giường, làm kim chỉ nam cho việc thực thi pháp luật, không cần chi phải dài dòng "học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" mà cứ tuyên bố thẳng thừng với nhau rằng "tham ô sẽ bị tử hình" thì chắc cục diện kinh tế chính trị xã hội VN sẽ khác đi, tệ nạn tham nhũng biết đâu sẽ mất hẳn. Và, cụm từ "tử hình: dấu chấm hết cho nạn tham nhũng" trở nên dễ nghe hơn, nó giống như câu nói cửa miệng của dân đen hiện nay là "không đội mủ bảo hiểm bị phạt 200.000đ đó nghe". Rất buồn cười nhưng đố ai dám quên!

Sài Gòn, 12.2013
Bình Địa Mộc


16 nhận xét:

  1. Nhưng trước khi đòm phải truy cho đến nơi đừng để như vụ Xiêng Phênh nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chắc chắn là vậy rồi nhưng cơ bản là ai quyết án tử chứ, còn quyết mạnh lên thì bố tay nào vừa ăn vừa phá đau anh!

      Xóa
  2. Còn lâu mới chấm hết, Mộc ui. Vài năm xuống còn chung thân, vài năm nữa xuống 15 năm, vài năm nữa...xóa án.
    Chóp bu tham nhũng, có tử hình không hè????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đấy đấy, vấn đề là nằm ở khâu "hậu án" thông qua các cung đoạn đại xá, ân xá ... sớm muộn gì thì cũng phải ban hành đạo luật nầy anh ạ, còn kêu cho lắm vào lên trên đó vài năm mấy ổng lại tìm mọi cách về lại nhà thì không công bằng tí nào!

      Xóa
  3. bài của anh hay lắm thấu tingf đạt lý

    Trả lờiXóa
  4. Cũng hy vọng nền tư pháp làm ra tật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hôm nay họ không làm thì ngày mai, ngày mốt họ phải làm anh ạ, bởi đấy là việc đúng, công bằng và hiện thực còn ngồi đấy nói vòng vo mãi thì ích gi chứ!

      Xóa
  5. Hi hi, đọc bài của anh Mộc thì cứ nghĩ là án tử được thực thi. Em chả dễ tin thế đâu! Anh dẫn vụ Minh Phụng ra đây, nhưng đó là chuyện khác. Khoanh tay mà chờ xem thoai!

    Trả lờiXóa
  6. TỬ HÌNH: DẤU CHẤM HẾT CHO NẠN THAM NHŨNG! Không phải đâu, chỉ là dấu chấm hết cho quan lại thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thì quan lại mới tham nhũng còn dân đen chỉ có tham ... quan thôi, bác Thu vui nhá!

      Xóa
  7. Một vài tử hình chẳng thay đổi được gì khi thất thoát đã quá nhiều. Thêm vài tử hình nữa lúc đó liệu còn gì nữa ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đành rằng nó chưa thấm tháp vào đâu nhưng ít ra cũng làm vài kẻ yếu bóng vía hải hùng, hảm bớt tệ nạ tham nhũng lại em ạ!

      Xóa
  8. Lâu quá em không ghé blog của anh, nay vào thấy bài này chí lý. Một người con của quê hương xứ Quảng mới có Bản kết luận điều tra đó! Nếu không phải là ĐT thì anh coi chừng sẽ tiếp bước TDN đó, khi đó thì em không có bài để đọc.
    Chúc anh sức khỏe!

    Trả lờiXóa