Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

VIỆT NAM THAY ĐỔI THỂ CHẾ: TẠI SAO KHÔNG ?

(đường hoa Nguyễn Huệ - 2014)

Còn nhớ đầu thập niên 90, nước ta khép lại thời kỳ bao cấp, tạm thời đặt dấu chấm hết cho cơ chế quan liêu, áp đặt hình thức xin cho, quan hệ hàng hóa thông qua chế độ tem phiếu kì quặc để mở cửa nền kinh tế thị trường đầy triển vọng. Có người buộc miệng thốt lên: thời kỳ quá độ nầy đã làm mất hẳn một thế hệ, kéo lùi đất nước mất 20 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh sự "mất hẳn một thế hệ" đó, chúng ta đã trưởng thành hẳn lên, lớn hẳn lên cũng bằng ngần ấy năm lao động, học tập, làm việc ... theo gương Bác Hồ vĩ đại. Chúng ta biết thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lần nhau. Đặc biệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đã rèn luyện tốt tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân, bảo vệ của công, chống tham ô lãng phí, đoàn kết nhất trí xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể như đảng, thanh niên, công đoàn, nông dân, phụ nữ kể cả thiếu niên nhi đồng rất đồng bộ và nhịp nhàng nhằm từng bước khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của đảng và nhân dân giao phó. Đây quả thực là một thời gian đáng nhớ, một dấu mốc lịch sử đáng trân trọng, đáng lưu truyền mãi mãi.

Quá trình "mất hẳn" đó vẫn còn lại từng cái, từng lãnh vực mang hơi hướng "bao cấp" như hộ khẩu, bộ máy hội đồng nhân dân, cơ cấu thành phần nhân sự trong ban lãnh đạo các cấp. Đặc biệt là công tác bầu cử vẫn qua các vòng hiệp thương do MTTQ chủ trì. Tóm lại về biên chế nhân sự và tiền lương vẫn còn nặng nề, ì ạch mà ta thường đổ lỗi chung cho cái gọi là "cơ cấu hành chánh". 

Trên đây là những khái quát chung về cái được và mất của thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, gọi tắt là "bao cấp quan liêu" mà chúng ta đã từng bước xóa dần cũng đồng nghĩa với việc "sống chung" với hậu quả của nó, nhất là trong tiềm thức, ý thức nhân sự, công tác quản trị mà không thể ngày một ngày hai "mất hẳn" đi nhưng chính nó đã làm "mất một thế hệ" vậy!

Vậy, khi bước sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ mất gì, được gì. Theo tôi, chúng ta được nhiều thứ, trong đó cơ bản vẫn là "được về vật chất". Khách quan mà nói thì từ nam ra bắc, ngược lên tây nguyên, vùng sâu vùng xa, cù lao, hải đảo cơ sở hạ tầng kỉ thuật như đường sá, cầu cống, hệ thống điện, trường học, trạm xá, bệnh viện ... đã từng bước ổn định, phát huy công năng, năng suất phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội.

Song bên cạnh những thành tựu ấy, tệ nạn quan liêu bao cấp (như đã nói ở trên chỉ "tạm thời" xóa bỏ thôi), sách nhiễu nhân dân, cưỡng bức kinh tế (làm khó, làm dễ  người khác để buộc họ chi tiền bồi dưỡng), mua chuộc cán bộ, đưa và nhận hối lộ, chạy chức, chạy quyền, kể cả chạy án ngày càng nhiều, có xu hướng lan tỏa. Nguy hại hơn là thu vào từng nhóm, từng cụm hay còn gọi là đường dây. ê-kiếp mà gần đây đảng ta nói nôm na rằng "lợi ích nhóm". Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, ăn chận, ăn cắp, ăn không từ một thứ gì khi có điều kiện hoặc cố tình tạo ra điều kiện để lấy bằng được tiền của nhà nước, bất chấp luật pháp. Đấy thật sự là khối u, là căn bệnh trầm kha cũng không thể dứt bỏ, hay kết thúc nhanh gọn trong ngày một ngày hai được, bởi nó đã ăn sâu vào trong máu, trong tim của cán bộ viên chức rồi. 

Không còn cách nào khác hơn là ta phải "sống chung với lũ", chấp nhận nó như chấp nhận thời kỳ bao cấp "mất hẳn một thế hệ" vậy. 

Nhưng, nói đi còn phải nói lại, nếu xã hội ta không có tiền tham nhũng, không có những khoản phụ thu (thu nhập ngoài lương cơ bản) thì lấy đâu ra tiền xây nhà, mua sắm trang thiết bị, ăn tiêu, phải không, cưới xin, đình đám. Không có tiền hối lộ thì ai dám vào quán ăn nhậu, chơi bời thâu đêm suốt sáng, đãi đằng, cho tặng biêu xén. Và, nghiễm nhiên bấy giờ xã hội sẽ thu mình lại như kẻ bại trận. Đường phố, quán xá, các dịch vụ chậm phát triển hoặc phát triển cầm chừng, hiu hắt. Tóm lại tốc độ phát triển kinh tế chính trị xã hội vẫn "y như cũ", nếu không muốn nói rằng nhỉnh hơn bao cấp một tí do các doanh nghiệp tư nhân, các việt kiều về thăm quê tham gia điều tiết và chi phối. 

Tại sao là đìu hiu và bi đát đến vậy. Xin thưa, vì không ai dám bỏ tiền lương cơ bản hoặc có phụ thu vào để chi tiêu mua sắm, đầu tư xây dựng ... vì nó quá thấp kể cả quân đội, công an, tiền lương chỉ đủ ăn uống dè xẻn trong chừng 1/2 đến 2/3 tháng mà thôi. Nói chi đến việc xây biệt thự, nhà cao tầng, khu nhà vườn hay cho con cái ăn học nước ngoài ... phải đến cả trăm năm mới thực hiện được nếu tính bằng lương không phải đối với một, hai hay ba mà hầu hết, 100% người hưởng lương nhà nước đều thế cả, kể cả cán bộ trung ương. Và, nếu muốn làm một người tử tế, làm cán bộ quan chức trong sạch cũng không được. Không thể được!

Cho nên, để có được một xã hội bề mặt nhộn nhịp, bắt mắt, hoành tráng như ngày hôm nay ngoài sự đầu tư đúng mức của nhà nước ra thì "đồng tiền tham nhũng" cũng góp một phần không nhỏ trong tiến trình phát triển đó, ta không sống chung với nó thì sống với ai. Đây cũng chính là qui luật bất biến của vật chất.

Vì vậy, thủ phạm chính của tham nhũng là "thu nhập". Và đã đến lúc ta xử lí "đối tượng" gây án nầy bằng cách thay đổi thể chế chính trị, từ đó tự động cơ chế tiền lương sẽ thay đổi trên có sở quản trị nhân sự thay đổi. Đóng khung chi phí quản lí + chi phí tiền lương = đội ngũ nhân lực đủ và vừa cho mọi hoạt động, bắt buộc năng suất lao động tăng lên, hạn chế lãng phí, sách nhiễu nhân dân, vì lúc đó cả xã hội là một nhà máy công nghiệp hoạt động theo dây chuyền, ai dừng lại sẽ mất đi, sẽ bị bắn ra ngoài quỹ đạo. 

Nếu không làm thế, như thế thì Việt Nam sẽ muôn đời là một nhà nước bao cấp, tiếp tục kéo lùi sự phát triển lẽ ra nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn hiện nay so với tiềm lực, năng lực của đất nước vốn là Hòn Ngọc Viễn Đông của hơn 40 năm về trước.

Sài Gòn, ngày 27.02.2014
Bình Địa Mộc

Bình Địa Mộc - nhà thơ Trương Nam Chi



22 nhận xét:

  1. Chào Bình Địa Mộc!
    Chắc bạn là một chính trị gia vì đọc bài của bạn thấy có hương vị "CHÍNH PHỦ".
    Nhưng xem ra có phần ngụy biện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã ghé thăm và nhắc nhở Mộc. Chúc bạn vui!

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Bất kỳ thể chế chính trị nào nếu mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân đều tốt cả. Dù anh ở thể chế chính trị nào nếu làm dân tin, dân yêu thì dù có hy sinh vì đất nước họ cũng không tiếc. Bác Hồ đã hiệu triệu được sự tin yêu trong nhân dân. Khi đã xác định làm lãnh đạo là phải có đức hy sinh vì lợi ích của nhân dân chứ không phải để thể hiện quyền lực cá nhân, vì.... Nếu như đứng khía cạnh tôi là một người dân, trao đổi, lắng nghe nhân dân hay các bậc cao niên, lão thành cách mạng rất buồn vì tinh thần đoàn kết trong nhân dân đang ngày càng lu mờ, niềm tin của nhân dân đang bị lung lay.
      Vẫn biết thay đổi, cải cách không phải ngày một ngày hai là làm được nhưng nhân dân còn phải chờ đợi đến bao giờ? Tại sao các cấp lahx đạo không thay đổi nền tảng suy nghĩ của mình; tại sao không ban hành những đạo luật có tính đột phá? Nếu cứ giữ lối làm việc quan liêu, nhũng nhiễu, bao che lẫn nhau thì bao giờ nhân dân mới tin tưởng được?
      Tôi yêu đất nước Viêt Nam! Tôi yêu nhân dân Việt Nam! Tôi mong muốn chính quyền Việt Nam hãy nêu cao tinh thần hết lòng vì dân vì nước như Hồ Chủ Tịch đã làm. Sự hy sinh vì lợi ich chung đó đã làm nức lòng bao người dân Việt Nam và cả trên thế giới, đã hiệu triệu được sức mạnh của toàn dân tộc, khi Người mất đi mà tình yêu của nhân dân dành cho Người vẫn còn truyền đến nhiều đời sau.

      Xóa
  2. CHÍNH TRỊ đâu phải CHÍNH EM
    HẼ NÀ RỚT ÁO miên man....chân dài
    PHẢN BIỆN NGHE LÀ... CHỐI TAI
    Quyết niệt ĐỊNH HƯỚNG...Trượt dài hướng đi
    Phong bì...giờ bằng va li
    Rao giảng neo nẻo ĐỚP THÌ hơn ma
    LỢI ÍCH chỉ thuộc phe ta...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhưng mà đến lúc phải la
      không cho chính trị đi ra đi vào
      nơi làm ăn của biết bao
      doanh nhân doanh nghiệp lao xao thị trường ...

      Xóa
  3. Chào anh Mộc. Tôi đọc bài viết của anh, xin có mấy ý kiến sau:
    -Thứ nhất: Kinh tế thị trường hoạt động & phát triển theo quy luật cung cầu. Giá trị cơ bản nhất của nó là TIỀN. Khả năng sinh lời của đồng tiền định hướng cho các nhà đầu tư sản xuất & kinh doanh. Có cung ắt có cầu. Có cầu ắt có cung. Cung không đáp ứng cầu thì sinh ra khủng hoảng thiếu. Cung nhiều mà cầu ít thì sinh ra khủng hoảng thừa. Khi xẩy ra khủng hoảng thiếu hay khủng hoảng thừa thì mới cần đến sự can thiệp tầm vĩ mô đó là chính phủ.
    - Thứ hai: Bản chất của Kinh tế XHCN là tập trung kế hoạch hóa. Trong nền kinh tế XHCN luôn luôn xảy ra cả hai tình trạng vừa khủng hoảng thiếu, vừa khủng hoảng thừa. Tại sao ? Bởi vì việc sản xuất hàng hóa không dựa theo quy luật cung cầu mà dựa vào chỉ tiêu kế hoạch hóa tập trung. Thế nên cái mà lưu thông thị trường cần nhiều thì cũng chỉ sản xuất giới hạn nhất định theo kế hoạch mà thôi. Cái mà thị trường không cần đến nhiều thì vẫn cứ sản xuất đều đều. Chính tình trạng sản xuất kế hạch hóa này mới sinh ra chế độ phân phối tem phiếu. Bản chất Kinh tế XHCN là nền kinh tế phi thị trường. Nó không đáp ứng dược nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng tăng của mọi tầng lớp trong xã hội. Dẫn đến tự thân các nền kinh tế XHCN ấy bị phá sản và kéo theo sự sụp dổ của cả hệ thống XHCN.
    - Thứ ba: Trong tất cả các sách dậy về kinh tế từ xưa đến nay chưa bao giờ có cái lý thuyết Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả. Bởi vì Kinh tế thị trường nó đối lập hoàn toàn với kinh tế XHCN. Ông mang cái bình quân chủ nghĩa trong XHCN ra để định hướng cho nền kinh tế tự do phát triển theo quy luật cung cầu là ông giết nó. Nhu cầu là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. CNXH là chủ nghĩa bình quân, ai cũng như ai nên nó triệt tiêu mọi nhu cầu, chính vì thế nó không thể phát triển được.
    - Thứ tư: Khi mà vẫn còn cái tư tưởng Định hướng XHCN thì muôn năm còn xin – cho. Chính vì xin – cho nên đẻ ra đặc quyền đặc lợi, nhóm lợi ích & bây giờ là nhóm thân hữu.
    - Thứ năm: Bản thân ông Tổng Trọng cũng phải thừa nhận rằng: “Cho đến cuối thế kỷ này chúng ta vẫn chưa xong cái quá độ tiến lên CNXH”. Đem một cái xa lăng lắc viễn tưởng ấy để định hướng cái quy luật cung cầu cơ bản trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay liệu có được không ?
    Vậy chúng ta cần gì ở đây ? Cần sự thay đổi tư duy. Hãy bỏ cái định hướng XHCN ấy đi. Hãy trả nền kinh tế về đúng nghĩa Kinh tế thị trường của nó. Hãy trả mọi người dân cái quyền được tự do làm mọi điều mà hiến pháp và pháp luật không cấm. Còn chính quyền chỉ được làm những điều mà Hiến pháp đã quy định.
    Mấy ý kiến con con chỉ là quan điểm cá nhân của tôi, chứ không có ý muốn tranh luận. Nếu có gì anh bỏ qua cho.
    Cảm ơn anh & chúc anh sức khỏe, may mắn, bình yên, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Tâm!

      Biết anh cũng khá lâu nhưng hôm nay mới có dịp diện kiến, xin cảm ơn anh đã không ngại đường xa ghé thăm Mộc, sau đây in mạn phép nói lại với anh vài điều về cmt của anh cho bài viết nầy nhé!
      1.- Về mất cân đối giữa cung và cầu, thực tế trong thời gian qua diễn biến không lớn, bởi có nhiều lí do, trong đó cơ bản là thông tin đã đóng vai trò phản ảnh khá nhanh, khá nhiều, khá mạnh nên chi sự can thiệp vĩ mô là cần thiết và hiệu quả, đấy cũng là nhiệm vụ cơ bản của kinh tế nhà nước nắm quyền chủ động mà chính phủ luôn đóng vai trò quyết định cuối cùng. Đồng thời đây cũng là cứu cánh bất đắc dĩ nếu cứ rập khuôn, cứ áp dụng đại trà mãi sẽ mất tính khách quan, thiếu công bằng cho một số ngành như lương thực chẳng hạn ...

      2.- Kinh tế XHCN là kinh tế vĩ mô đơn thuần, phiến diện, kD-SX theo kế hoạch, theo lập trình có sẵn trong đầu thủ lĩnh cứ dựa vào cùng kì năm ngoái mà phán quyết cho năm nay, đồng thời thiếu sự phân minh, phân biệt giữa các vùng miền, các dân tộc, các đặc thù nên không hiệu quả, xây dựng kế hoạch theo kiểu bầy đàn, ăn theo là chính, không sáng tạo, không năng động. Nhất trí với anh về ý nầy, nhưng nếu thoát li ra khỏi kiểu làm ăn nầy, cách áp đặt nầy thì cụm từ kình tế XHCN sẽ mất đi, đồng nghĩa với các vị ấy sẽ mất việc cho nên phải kéo dài mãi mãi anh ạ. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ nầy, nên tôi mới gọi là "nhân sự, tiền lương": ấy!

      3.- Định hướng được hiểu nôm na là xác định hướng đi, hoặc cùng nghĩa với nó là "đi cũng một hướng" thì có lẽ nước ta rơi vào ý thứ 2 nhiều hơn, nghĩa là tất cả mọi người, mọi ngành, mọi chính sách chủ trương kinh tế đều "đi về một hướng" cả nên hằng trăm nàh máy đường mọc lên rồi bỏ đó, hằng ngàn hecta cây công nghiệp tròng lên vài năm rồi chặt phá, đào bới, hằng chục cửa khẩu mở ra rồi ngồi đó chờ thời, bay giờ đến lượt sân bay, bến cảng ... tỉnh nào cũng phải có hết, đây là biểu hiện của chế độ đầu tư công dàn trải, ăn theo, bầy đàn rất nguy hiểm trong đó tiền vay, tiền mượn của nước ngoài không à, mà muốn có dựu án thì phải theo cơ chế xin - cho, mà xin - cho thì ... bao cấp hóa mất rồi, anh nói đúng lắm, tks anh!

      4.- Nhóm lợi ích nầy có khi gốc rể của nó ăn sâu vào tận trong các cá nhân và gia đình bà con dòng tộc của các quan lớn trung ương anh ạ, muốn diệt nó đâu phải dễ, đây chính là quái thai của cái gọi là "biên chế nhà nước" thời bao cấp sót lại. Nếu ta làm tốt công tác nhân sự, tiền lương thì nó sẽ mất đi thôi!

      5.- Vâng, cái chúng ta càn là tư duy, là suy nghĩ , là hành động mới, thoát ra khỏi cái cũ, ì ạch, trì trệ ... mà để thay đổi nó phải cơ cấu lại toàn bộ, trước hết là nhân sự, là quản trị, là thể chế chính trị chẳng hạn như tổng thống cầm quyền, quyết định toàn bộ sự việc trên cơ sở giám sát, theo dõi, bỏ phiếu của quốc hội còn các đoàn thể khác thực hiện kiêm nhiệm, ai có công nhàn rõi, có tiền tiêu rồi không cần lương nữa, có lòng yêu nước thì tham gia, đấu tranh tới cùng cho sự nghiệp dân tộc thì họa may mới phát triển anh ạ chứ không thể có quá nhiều người, nhành, tổ chức quyết định 1 văn bản ... sai bét như hiện nay như " chuẩn bị cấm xe máy đi trong thành phố lớn" vậy.

      Tóm lại là sự có mặt, phân tích của anh trong blog Mộc rất đáng đọc, đáng nghe và ... vỗ tay anh nhé, và reply của Mộc có gì chưa ổn cũng mong anhbor quá cho như tình hình "quá độ" ở nước ta vậy.

      Thân mến!

      Xóa

  4. - Muốn...nằm!
    hehehe...

    Trả lờiXóa
  5. nhuc dau wa ....em ko khoai mon ban luan nha nuoc.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. um, ai biểu em tham gia chi cho nhức cái đầu, em chỉ đọc thơ hoặc xem hình ở blog nầy thôi ạ!

      Xóa
  6. Hôm nay rối đầu, định sang đọc thơ thì chập ngay bài này. Thật xui xẻo!
    Nhưng ...cũng kịp đọc 2 lần trước khi nhảy sang nhà khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc ... 2 lần thế là hạnh phúc cho người viết lắm rồi, chỉ sợ viết ra nhưng không ai để ý tới mơi buồn bạn ạ. Chúc bạn một ngày cuối tuần thật êm ả, còn thơ thì lùi lại các tráng trước, mỗi trang 1 bài, đọc tê lun, hihihi!

      Xóa
    2. Đọc rùi, tê rùi. Vướng thơ Mộc từ hồi yahoo nên khó dứt.
      Bài ÔM đọc cả ở trang văn nghệ Quảng Trị thì phải.

      Xóa
  7. Đảng CSNV làm gì cũng đúng. Hãy tin tưởng tuyệt đối vào đảng CSVN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng CSVN là một tổng hợp lý thuyết dựa trên chủ nghĩa Mac - Lenin nên rất khoa học và bài bản cho một xã hội văn minh, mọi công dân có trình độ văn hóa sàn (tốt nghiệp phổ thông) trở lên thì ok, còn áp dụng cho một đất nước nông nghiệp què quặt lạc hậu như ở ta thì nó sẽ phản tác dụng, chưa kể người lãnh đạo chưa đủ trình độ học vấn chuyên môn để phân tích, áp dụng nên càng làm càng sai!

      Xóa