Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG dị bản CỦA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT


(HÌNH ẢNH CHIA LẠI RUỘNG ĐẤT CHO DÂN)
1.- 
Theo tài liệu chúng tôi tìm hiểu được vào những năm 1953-1956 Đảng ta đã tiến hành công cuộc Cải cách Ruộng đất. Đây là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là bóc lột Nhân dân, phản bội lại Tổ quốc như theo Pháp chống lại chính quyền cách mạng. Trong đó nổi bật là các phần tử phản động được hiểu như địa chủ, việt gian, cường hào, ác bá và một số phần tử khác hoạt động trong các đảng phái đối lập bấy giờ. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia lại cho người dân thuộc các thành phần như bần nông, cố nông. Thông qua các phiên đấu tố và xử tội. Trong đó không ít người đã từng là cán bộ, đảng viên hoặc quần chúng cách mạng đang phục vụ hoặc đang theo Đảng đến cùng bị oan sai như trong bài thơ Đồng Chí Của Tôi của cố nhạc sĩ Văn Cao có đoạn:

Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam 

Bởi, quá trình thực hiện đó có những lúc những nơi áp đặt thái quá, ít nhiều mang tư tưởng trả thù các nhân, hoặc lợi dụng hoàn cảnh để thực hiện ý đồ đen tối của không ít người thực thi chủ trương chính sách, đã gây ra nhiều phương hại và tổn thất đáng kể, vô hình dung tạo không khí căng thẳng, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt bấy giờ. Niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng, với Chính quyền vô tình bị sụt giảm. Đặc biệt những tổn thất vô hình về chính sách cán bộ, về tình hình cơ cấu, bố trí sử dụng nhân sự sau nầy ảnh hưởng rất trầm trọng hủy hoại nhân tài đất nước. Bởi, những ai thuộc thành phần địa chủ thì ngấm ngầm bị tẩy chay, đào thải trong suốt một thời gian dài. Mặc dầu sau đó Đảng ta có nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp nhầm lẫn, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này nhưng xem ra tình hình cải thiện không đáng kể, mãi đến bây giờ chúng ta vẫn còn ám ảnh, bàng hoàng lẫn đau xót về hậu quả của những sai lầm nầy. 

2.- 
Năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, hòa bình lập lại tất cả tập trung cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và tái thiết đất nước thì vào khoản tháng 9.1975 Đảng ta lại triển khai một chiến dịch cải tạo tư sản Miền Nam, mà theo tôi đây chính là "dị bản của cải cách ruộng đất 53-56" bởi cốt lõi vấn đề là bằng mọi cách phải xoá bỏ được giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại Miền Nam bấy giờ có khoản 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân hầu hết tập trung ở khu vực Chớ Lớn - Sài Gòn do đồng chí Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện đến năm 1983 thì kết thúc việc "xóa sổ" thành phần tư bản mại sản Miền Nam mà không hề biết rằng đây một bước ngoặc lịch sử làm hạn chế việc phát triển kinh tế Miền Nam nói riêng, cả nước nói chung của cái gọi là kinh tế xã hội chủ nghĩa thông qua thời kỳ quá độ kéo dài suốt 17 năm, tương đương một thế hệ đời người! 

Trở lại vấn đề cải tạo công thương Miền Nam bấy giờ, nhằm thực thi chương trình nầy có kết quả, Đảng ta đã triển khai thành lập những tổ công tác bí mật, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có thuộc vào diện cải tạo tư sản để tấn công một cách hết sức bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ còn biết bàng hoàng, sửng sốt phát hiện những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt ấy có mặt, đọc quyết định kê biên tài sản. Những cửa hàng, cửa hiệu, nhà cửa bị tịch thu ngay tức khắc và sau đó trở thành tài sản công. Đồng thời tài sản cũng như các bất động sản nầy biến dạng thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí nhà ở cho cán bộ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi xây dựng vùng kinh tế mới. 

Như vậy sau một thời gian ngắn cục diện kinh tế của Miền Nam đã thay đổi toàn bộ từ kinh tế tư nhân, năng động, sáng tạo được hình thành trước đó ít nhất hằng trăm, đã chuyển sang quốc hữu hóa doanh nghiệp mà đối tượng làm chủ nó vừa mới buông súng chiến đấu quấn thù, rất ít người trong số họ được đào tạo kinh tế bài bản. Đây cũng chính là một trong những nguy cơ phá sản sau nầy.

Còn những ông chủ, bà chủ thật sự thì bị buộc không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố. Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm cà phê ... cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã.  Một sự hoán đổi hơi khập khiễng mà có lẽ chỉ có ở xã hội Việt Nam mà thôi.

Và, không nói thì chúng ta cũng thừa biết hệ lụy của việc quốc hữu hóa doanh nghiệp nầy, cho đến khi thời kỳ bao cấp giẫy chết vào cuối thập niên 80, sau gần 20 năm thăng trầm phát triển đã dần dần sụp đổ, trả lại sự công bằng cho nền kinh tế thị trường vốn 1+1 = 2 chứ không thể bằng 11 như bản chất lập lờ của nền kinh tế quốc dân được hiểu là "cha chung không ai khóc" vậy!

Như kịch bản Cải cách Ruộng đất 53-56, chương trình Cải tạo Công thương Miền Nam là một dị bản không hơn không kém mà theo tôi hậu quả của nó cũng dai dẳng, nhức nhối không kém. Bởi, ngoài mất mát, hư hỏng hữu hình về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn là những tổn thất, thiệt hại vô hình về cách quản lí, sử dụng con người nói chung, với thành phần tư sản mại bản nói riêng kể cả gia đình ngụy quân ngụy quyền vẫn bị xã hội ruồng bỏ, ngấm ngầm bài xích một cách vô căn cứ. Vô hình dung làm mất đi một nguồn nhân lực dồi dào, một kho tàng chất xám đáng kể vốn nhà nước không bỏ công đào tạo nuôi dưỡng mà vẫn sở hữu được mà mãi tận bây giờ khi nhắc lại cụm từ "cán bộ lưu dung" không khỏi ngậm ngùi, tức tưởi.

3.- 
Tất nhiên việc phán xét hay lên án lịch sử là điều không nên, nhưng với tình hình hiện nay sau hơn 20 năm đổi mới, về mặt tổng quan chúng ta có cuộc sống kinh tế - chính trị - xã hội tương đối ổn định. Đó là điều đáng mừng nhưng mỗi khi nghe Nhà nước phát động một chính sách mang tầm vĩ mô như cải cách giáo dục, sáp nhập kỳ thi THPT với đại học, hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp, hay chủ trương tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa XHCN chúng ta không khỏi hoang mang, lo sợ không biết đến khi kết thúc những chủ trương đó rồi có xảy ra hậu quả nghiêm trọng như đã từng hay không! 

Tôi nghĩ rằng với niềm tin vào Đảng Ta Vĩ Đại, chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng, tin tưởng những dự án trên sẽ thành công tốt đẹp, hạn chế thấp nhất những sai lầm ấu trĩ để xã hội khỏi mất đi cơ hội phát triển, người dân giảm bớt thiệt thòi không đáng có. Không đến nỗi cuối đời phải cùng nhau ngồi lại than thở rằng "một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng" trong bình diện thế giới mỗi ngày mỗi phẳng nầy!

Quảng Nam, 9.2014
Bình Địa Mộc 

(HÌNH MINH HỌA)


4 nhận xét:

  1. Rập khuôn,nóng vội ,duy ý chi và kèm theo đó là sự tàn bạo ,thô lỗ ...kiểu anh nông dân vô học !

    Trả lờiXóa

  2. đoàn giảm tô toàn nông dân bần cố nông không biết chữ xung phong vào đội quân cải cách này, Thầy mình một cán bộ lão thành chủ tịch kháng chiến, bí thư Đảng bộ địa phương bị quy quốc dân đảng thuộc gia đình địa chủ nhà mình đến cái rế rách cũng bị tịch thu.... ngày ấy sinh mình ra Thầy mình đã đặt tên mình trong tù khi đôi chân ông thỗi rữa đầy dòi bọ, sau câu gọi tên mình là một trận đòn thừa sống bán chết vì phạm húy.... rất may là người đưa thư biết chữ đã đọc QĐ thả thầy mình trước khi sử bắn có 1h25' ... thế đấy !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh đã ghé thăm Mộc và chía sẻ entry. Lịch sử VN có nhìu uẩn khúc đành chịu thôi anh ạ. Hi vọng qua mỗi ngày chúng ta rút kinh nghiệm để giảm bớt thiệt hại cho đất nước và đỡ đau khổ cho nhân dân.

      Xóa