(ảnh minh họa: nguồn internet)
Gần cả đời đi kháng chiến đến lúc chết, nói thiệt ông nội tôi chẳng để lại của nã gì cho ra hồn, ngoài … hai đồng chí con và cái lí lịch đỏ chót mà ai nhìn vào cũng rõ mồm một dòng “cách mạng nòi” rồi. Ấy là tôi muốn nói đến bác hai và cô bốn đã hi sinh, bà nội bị địch bắt lên bắt xuống, ở tù không biết bao nhiêu lần vì cái tội “xúi chồng theo cộng sản’. Rốt cuộc bà chết trong tù, tội ác nầy cũng qui nốt cho địch. Còn lại hai anh em bố tôi có phần may mắn hơn, tuy không hề hấn gì nhưng hơi cực một tí, mà xin xí, thời đó không gian nan, vất vả mới là lạ. Có điều, cấm có ai than thở hay kêu ca bất cứ điều gì.
Về khoản nầy thì đảng ta xếp vào loại số một của cái gọi là công tác chính trị tư tưởng. Còn sau khi hòa bình lập lại thì hạng tích nầy cứ tụt xuống dần theo thời gian. Tuy nó vô hình về mặt vật chất (vì có ai thấy tư tưởng bao giờ đâu) nhưng lại hữu hình về mặt tinh thần. Nó tự nhiên như cơm ăn, áo mặc, phương tiện đi lại hằng ngày mà hễ hơi dở, hơi xấu, hơi xa một chút là chê, là chạy. Còn nhớ cán bộ ở một số địa phương khi tách tỉnh, ban đầu họ làm bộ không chịu đi, ý kiến ý cò linh tinh, nói xin lỗi, họ chẳng khác gì các cô con gái mới về nhà chồng, ỏng ươn ỏng ẹo nhưng sau đêm động phòng cắc cum là sáng ngày im như thóc, tủm tỉm cười mà không biết cười chuyện chi. Vậy nên việc điều chuyển cán bộ đến các tỉnh tái lập, trước tình hình khó khăn trên, nhà nước lập tức đề xuất gói hổ trợ chi phí xăng xe, cho vay tiền mua nhà với lãi xuất thấp, nâng lương, thăng chức là họ rủ nhau chạy quắp đít để biên chế theo tỉnh mới bằng được. Họ nhởn nhơ quên mất hình ảnh đồng chí mình ngày xưa cuốc bộ từ Miền Bắc vào đây để giải phóng Miền Nam đi ròng rã suốt mấy tháng trời, toác móng chân, lã cả vai nhưng miệng vẫn cười vang như gái trai vào mùa trẩy hội. Mà khổ nổi ở nước ta chuyện chia tách, sáp nhập địa giới hành chính cứ như … phở, lâu lâu lại có người mời mời!
Trở lại chuyện gia đình chúng tôi, số là bác ba may mắn hơn, đường quan lộ luôn được hanh thông, thoáng cái giàu lên ngó thấy. Nào nhà, nào đất, nào con cái học hành đàng hoàng. Còn bố tôi vẫn lẹt đẹt bên ngành đường sắt với chức danh nhân viên tuần đường, suốt ngày lững thững giữa hai thanh tà vẹt mòn lĩn có khi cả trăm tuổi rồi không thay nổi. Tại đây, nửa như muốn tách bố ra với quá khứ hào hùng của ông nội, nửa như muốn giữ bố lại với chính bản thân mình bởi một tương lai … song song với hiện tại. Sống và chiến đấu theo sự thăng trầm của cung bậc tiền lương xã hội chủ nghĩa!
Vì thế cứ mỗi lần bác ba ghé chơi là y như rằng ông mua cho gia đình tôi đủ thứ, từ cái quạt con cóc ba cánh màu xanh lơ đến cái bàn ủi Liên Xô xịn nhất; từ cân thịt nạc tươi rói đến lạng rau xanh nhất. Theo đó mỗi lần bác ba ra về thì tôi lại lầu bầu lục vấn bố bằng những câu hỏi tại sao như thế nầy, tại sao như thế kia nhưng tuyệt nhiên không có câu trả lời xác đáng. Tức quá tôi ré thật to lên cho ông trời nghe rằng “tại sao không cho tôi đầu thai làm con của một ông cán bộ tỉnh như bác ba, mà lại làm con của một ông nhân viên quèn như bố tôi, lương ba cọc ba đồng không mua nổi cái phích nước Rạng Đông hả”. Đáp lại tiếng kêu xé lòng đó của tôi là hai chú thằn lằn … thả tay từ trên trần nhà rớt xuống đất cái “đạch”. Đêm đó tôi thức luôn đến sáng!
Cho đến một hôm bác ba gợi ý với bố rằng hãy nghỉ việc bên đường sắt đi, để bác xin qua bên ủy ban làm cán bộ với bác. Nếu trình độ còn thấp thì cứ từ từ đi học bổ sung, bổ túc thêm. Bố lắc đầu từ chối, nói thẳng với anh trai rằng “em không muốn xẻo dần từng miếng da cách mạng của bố để đắp lên thân thể sự nghiệp vốn ốm yếu, gầy gộc của mình. Nếu không tự bảo bọc được bản thân cho đủ ấm thì thôi, cũng đừng làm cho cả hai bố con cùng lạnh”.
Bác ba không giận nhưng thoáng buồn. Nỗi buồn của người hãnh tiến rất mông lung. Ông thương bố tôi, gần cuối đời rồi mà vẫn là một anh nhân viên tuần đường khắc khổ, hằng ngày mặc bộ quần áo bảo hộ, đội chiếc mũ nhựa cứng màu vàng cam. Bất luận mưa nắng ông luôn lặn lội suốt cung đường từ cây số 865 ga Tam Kỳ đến cây số 890 ga Núi Thành, cả đi lẫn về vị chi hết 50 km đi bộ. Ông làm việc tuy độc lập nhưng với tinh thần trách nhiệm cao. Đó là đến đúng thời gian qui định, trực tiếp giao nhận ca, nắm bắt tình hình trạng thái đường sắt mà ban trước đó đã giao lại, chủ động kiểm tra đối chiếu, phát hiện và sửa chữa trong điều kiện, khả năng có thể; hoặc báo cáo với cấp trên để có biện pháp hỗ trợ kịp thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những chuyến tàu xuôi ngược Bắc – Nam vốn rất khó khăn trong vấn đề vận chuyển hành khách của ngành giao thông lúc bấy giờ.
Động viên bố tôi mãi không được, bác ba chuyển sang chiêu dụ tôi lên thành phố ở với bác ấy để đi học nốt cấp 3 và thì vào đại học, mọi chi phí bác lo hết. Trước hoàn cảnh cũng như tình thế nầy buộc lòng bố tôi phải chấp nhận cho tôi thoát ly gia đình ở quê lên thành phố với bác ba. Nói thêm, nhà bác ba ở mặt tiền, 4 tầng, đẹp lộng lẫy, đôi cánh cổng sơn màu vàng vua trông rất sang trọng, quý phái. Bên trong trang trí nội thất cũng như vật dụng không thiếu một thứ gì, mặc dầu lâu lâu bố có đưa tôi lên đây chơi nhưng với tâm thế khách ở quê ra, tôi chẳng cảm nhận được gì nhiều. Bây giờ dầu sao cũng là một “ông chủ nhỏ” trong một căn nhà lớn mọi thứ trở nên hoành tráng lạ thường.
Một cậu học sinh có học lực trung bình, sống trong một gia đình công nhân bình thường ở một vùng quê hẻo lánh, nhờ có ông bác ruột làm cán bộ tỉnh tôi được lên thành phố ăn ở và học tập thành ra ngang ngửa với các bạn học sinh ở đây, điều đó đối với tôi như một giấc mơ huyền thoại trong tuyện cổ tích vậy. Cùng thời điểm tôi tốt nghiệp cấp III bác tôi cũng thăng chức lên phó chủ tịch. Lịch công tác, họp hội dày đặc cũng đồng nghĩa với tần suất đi về nhiều hơn. Thời gian ông dành cho gia đình ít dần bù lại những món quà, những bao thư ngày một dày lên. Một hôm bác gái kêu tôi dặn “mọi chuyện ở trong nhà mình cháu coi như không biết, không nghe, không thấy, đừng có kể cho ai nghe kể cả bố cháu”. Tôi “dạ” và từ đó trở đi sống khép mình, lặng lẽ, ăn nói từ tốn hơn, không hồ hởi, mừng vui mỗi lần thấy khách đến như ban đầu nữa. Hình như ước mơ được sinh ra, à không, được lớn lên làm một ông cán bộ tỉnh như bác ba của tôi bỗng dưng khựng lại như người tham gia giao thông bị cảnh sát tuýt còi. Có gì lợn cợn, nát núa trong tôi giống những bọc giấy gói quà nhàu bấn, những chiếc bì rỗng tuếch sau khi được bác gái rút ruột ném ra ngoài sọt rác sẵn sàng biến thành mồi cho đám ruồi xanh bẩn thỉu bâu đến. Đắng lòng thật đấy!
Rồi không biết cái lần “kêu trời” ở dưới quê của tôi có thấu tận cao xanh hay không, mà sau khi lên thành phố ở với bác ba một thời gian con đường tôi học hành cũng như sinh hoạt của tôi khá thuận lợi. Cụ thể là sau mấy năm dùi mài kinh sử tôi đã tốt nghiệp đại học loại giỏi chuẩn bị ra trường. Bỗng dưng một chiều đầu thu bác gái điện thoại đến ký túc xá báo tin bác ba đã bị cách chức phó chủ tịch, chuẩn bị khai trừ ra khỏi đảng do vi phạm một số nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ quản lí. Nhận được hung tin tôi tức tốc bắt xe về nhà. Thấy tôi, bác gái thầm thào trong nước mắt “thế là cả đời đi theo cách mạng của bác cháu coi như đổ sông đổ biển rồi, cũng may là không đi tù cháu ạ”.
Mãi sau nầy tôi mới biết trước đó bác ba đã cắn răng xé từng "miếng da cách mạng” của ông nội để lại, cam tâm vá lên thân thể sự nghiệp của mình, nhưng rất tiếc phần “thân thể” ấy đã bầm dập thương tích rồi, không thể cứu vãn nữa, âu cũng là định mệnh an bài. Thì ra việc ở thành phố hay thôn quê nhằm xây dựng và gìn giữ một cơ ngơi không phải bằng công sức, tài năng của mình nó khó khăn, gian khổ đến vậy. Tôi bỗng nhớ hình ảnh bố mỗi ngày đi bộ mấy chục cây số với tốc độ bằng 5 km trên giờ, dọc theo đường sắt ở khoảng giữa cột hiệu vào ga, của hai ga liền nhau nhằm phát hiện chướng ngại vật cũng như khác hư hỏng khác trên cung đường sứ mệnh đó, để bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cũng như tài sản của nhà nước và nhân dân mới thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Bố chỉ khoác lên mình độc chiếc áo cộc tay phản quang thôi!
Nghĩ đến đây tôi muốn chạy thiệt nhanh về quê, giật cái túi xách lĩnh khĩnh đồ nghề của bố để đi tuần đường thay cho ông khi đã chớm tuổi già sức yếu. Nhưng không được, tôi phải ở lại thành phố nầy tiếp tục gánh vác sự nghiệp của bác ba. Bởi, trước khi về vườn ông đã kịp thời nhét tôi vào cái chân … đứng máy phô tô ở ủy ban. Hi vọng rằng từ vị trí nầy tôi sẽ tự tay nhân bản cuộc đời mình lên như những tờ giấy A4 trắng trẻo tinh tươm kia, chứ không phải khoác “miếng da cách mạng" chằng chịt vết thương chiến tranh của ông nội để lại. Miếng da ấy chỉ phù hợp lưu giữ trong viện bão tàng cách mạng thôi. Đúng không ông nội!
Quảng Nam, 10.2014
Bình Địa Mộc
Hai anh em, hai ngả rẽ. Hai nhân vật đặt trong sự đối sánh để làm nổi rõ đâu là giá trị đích thực của cuộc sống con người. Đến cuối con đường, ta mới nhìn rõ được thực hư một đời người: "Mãi sau nầy tôi mới biết bác ba đã cắn răng xé “mảnh áo cách mạng” của ông nội để vá lên thân thể sự nghiệp của mình, nhưng rất tiếc “thân thể” ấy đã bầm dập thương tích rồi, không thể cứu vãn nổi, âu cũng là phúc nhà vậy. Thì ra việc ở thành phố, xây dựng và gìn giữ một cơ ngơi không phải bằng công sức, tài năng của mình nó khó khăn, gian khổ như thê nào. Tôi bỗng nhớ hình ảnh bố tôi cứ mỗi ngày đi bộ với tốc độ bằng 5km/ h dọc theo đường sắt ở khoảng giữa cột hiệu vào ga của hai ga liền nhau nhằm phát hiện chướng ngại vật cũng như khác hư hỏng khác trên cung đường sứ mệnh đó, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối sinh mạng cũng như tài sản của nhà nước và nhân dân. Ôi, mới đáng quý, đáng trân trọng làm sao!"
Trả lờiXóaNhưng em thấy truyện này anh viết hơi nặng nề. Em thích nét vẽ thoáng qua mà đầy ấn tượng trong những truyện trước của anh.
Cảm ơn Nhật Thành đã ghé thăm và chia sẻ. Mộc sẽ tiếp tục suy nghĩ và trau giồi thêm cách viết, nội dung bài để bạn Thành đến xem cho vui nghe!
XóaĐắng lòng nhưng chưa cay bằng những tay cơ hội mua chức mua quyền,bằng cấp để leo lên ,Mộc ạ !
Trả lờiXóaChuyện thường ngày ở huyện đó anh. Nhưng hi vọng rồi sẽ bị bóc trần ra hết với tốc độ phát triển chóng mặt của các trang mạng xã hội, người ta sẽ moi ra hết anh ạ!
XóaMột chút hơi hướng của ''Thép đã tôi -thế đấy ''-Của hiếm thời nay nha anh Mộc ơi
Trả lờiXóaDạ, Mộc cảm ơn anh Minh. Chúc anh vui!
XóaChuyện này rất phổ biến ở miền Nam sau giải phóng, bây giờ cũng nhạt dần nhưng lại chuyển qua một hướng khác, hướng cảu quyền lực và quyền lợi. Truyện hay và cay.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã chia sẻ!
Xóasang thăm đọc truyện ngắn HAI ANH EM
Trả lờiXóarất hay và ý nghĩa
chúc bạn luôn vui khỏe
Cảm ơn bạn đã ghé thăm và còm cho Mộc!
XóaBạn BÌNH Đ MỘC thân mến
Trả lờiXóatui làm cây kiểng sửa cay dáng thế, bon sai
cách đây 4 năm bị ốm, sức khỏe kém muốn ghi lại hồi ký những gi mình đã đi qua
lúc đàu tôi tập viết văn xuôi các thể loai... 1 năm sau tui tập làm thơ chuyên về thơ lục bát
tất cả cũng đến mấy trăm bài... bây giờ tạm dừng làm thơ để viết văn xuôi... đã viets được 3 bài...xin mời bạn quá bộ sang đọc chia sẻ góp ý....và cũng là để ghi dấu ấn tên blog để sau tui sang nhà bạn thuận tiện
tui u62 luôn muốn tham khảo...
chúc bạn luôn vui khỏe