Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

TRUYỆN VUI: THẰNG CHĂN VỊT!

P/s: xin lỗi các anh, các chị, các bạn ... Mộc viết truyện nầy chỉ là  viết chung chung cho vui thôi, không nhằm  ám chỉ ai hết, nhất là anh em blog nhà mình, ai cũng tuyệt vời hết chứ không phải lão Quấy của Mộc đâu nha!

(ảnh minh họa: nguồn internet)

Ba Huỵnh vừa mới bật cái laptop thơm lựng tiền bán trứng lên, chưa hiển thị gì ráo thì bác Quấy ngang qua, phang một câu cực điêu:
- Nè, chú mi viết cái giống gì mà chăm chú chăm chỉ thế kia?
- Dạ, thưa bác em viết entry blog ạ!
- Trời, tự nhiên lại nhảy sang làm nhà văn. Tớ bảo nè, cái thứ chơi chữ cũng công phu lắm đấy, người ta tinh thông mọi thứ, am tường đủ điều còn liêu xiêu hà huống chi cậu là một thằng chăn vịt quần đùi áo cánh.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

TRUYỆN VUI: CẤM ĐÁI!

(ảnh Tiểu Hương: nguồn blogspot)


CẤM ĐÁI

Hai nông dân lên phố, thấy có nhiều biển cấm quá, bèn rũ nhau đố chữ cho vui
-A: tui đố ông đằng sau các biển cấm kia thể hiện điều gì?
-B: sự yếu kém, bất lực của người quản lý nội dung cấm đó.
-A: mơ hồ quá, ông giải thích rõ hơn đi.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

ĐỌC LẠI BÀI THƠ: TÌNH GIÀ của PHAN KHÔI

(ảnh Phan Khôi - nguồn internet)

Như chúng ta đã biết, cách nay đúng 80 năm, vào dịp Tết Nhâm Thân 1932, học giả Phan Khôi đã công bố trên phụ san tết của báo tờ báo Đông Tây Hà Nội, tiếp tục sau đó trên tuần báo Phụ nữ Tân Văn ở Sài Gòn bài thơ Tình Già với một lối thơ mới. Bài báo đã đi vào văn học sử Việt Nam như hành động mở đầu phong trào cải cách thơ ca tiếng Việt ở thời hiện đại.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

THƠ 24: BÓNG THƠ

(ảnh minh họa: nguồn internet)

túm tùm tum bắt nó luôn
kìa kia một nỗi buồn buông bỏ mình
tính tình tinh chớ vô hình
bên vuông giường đứng lặng thinh nhìn gì

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

SƯU TẦM: VẤT HẾT THƠ ĐI!

(ảnh minh họa: nguồn internet)


MUỐN CÓ TÁC PHẨM LỚN VIỆT NAM NÊN VỨT THƠ ĐI
Nguyễn Hoàng Đức

Gần một thế kỷ nay, Trung Quốc dường như tuyệt đối vứt thơ đi, đến mức dường như thơ không thể mọc tăm sủi bọt trên văn đàn. Nhưng họ đã được cái gì? Được hai giải Nobel văn chương với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Tại sao, người Tầu lại có thể đoạt tuyệt với thơ như vậy? Rõ ràng vì họ nhận ra, thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

THƠ 23: KHÔNG THỂ & CÓ THỂ


điều không thể lâu ngày rồi có thể
xin cứ đợi chờ và sẽ biết đâu
em quay lại như mùa thu lá đổ
mỗi bận chiều bảng lãng với chung chiêng

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

TRUYỆN NGẮN 15: BÁNH TÉT

(ảnh Trần Tuyết - nguồn: abum gia đình)

Chị vùng dậy khỏi anh, khỏi khuya, khỏi cái cảm giác đàn bà còn đang rạo rực, lao về phía bếp, phía có nồi bánh tét sắp cạn nước. Chị quấn mái lại tóc bù xù sau lần ân ái vội vàng, rồi vớt hết bánh tét còn đang ướm khói thơm lừng để trên cái nia tròn ủng, loay hoay nhẩm tính: 6 đòn để cho anh em du kích mang đi, 2 đòn để trên bàn thờ ông bà còn lại 4 đòn cho anh đem theo chiến dịch. Chị cười, nụ cười cô dâu rất chi lúng liếng.

THƠ 22: LỖI PHÔNG CHỮ

(ảnh minh họa: nguồn facebook)


ban đầu định dạng chữ ngờ
tự nhiên hờ lại dật dờ băng ngang
tàn đêm ngồi vắt miên man
trong chao dao hiện hai hàng ê a

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

THƠ 21: NGHĨA LÀ




(ảnh minh họa: nguồn internet)

lại đi về phía cô miên
nghĩa là chợ vẫn còn phiên cuối cùng
dăm ba khách bước chập chùng
lệ tha phương bỗng dưng giùng giằng rơi

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

THƠ 20: HÈ VỀ

(ảnh minh họa: nguồn internet)

con gà cục tác sau hè
bỗng yên lặng để chú ve thì thầm
phía hàng cau nắng lâm thâm
vá đôi lỗ thủng ngõ câm lặng chiều

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

TRUYỆN NGẮN 14: DIÊU BÔNG TÍM

(ảnh minh họa: nguồn internet)

Lão kể câu chuyện thứ nhất, chị thương lão!
Lão kể câu chuyện thứ hai, chị yêu lão!

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

TẢN VĂN: BỎ THI ĐẠI HỌC!

(ảnh minh họa: nguồn internet)

Hằng năm, hàng triệu triệu sĩ tử dắt díu nhau đi thi đại học, tạo nên một áp lực rất lớn cho gia đình và xã hội. Vì thế có ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi nầy. Vậy chúng ta thử tìm hiểu vấn đề nầy như thế nào nhé!