1/ Như ta đã biết vừa qua sự kiện Nick VuiJcic - người khuyết tật không tay không chân, hay còn gọi là chàng trai dịu kỳ đến từ nước Úc xa xôi để truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tin cho cộng đồng người khuyết tật VN do công ty Tôn Hoa Sen thực hiện đã gây hiệu ứng khá mạnh mẽ trong giới truyền thông với nhiều kết quả khen chê trái chiều khác nhau. Nhưng cuối cùng thì người ta cũng nhận ra rằng Nick VuiJcic đến VN với tư cách là diễn giả tài ba đúng hơn là một người khuyết tật, lập tức trên các phương tiện truyền thông cùng nhau lái chữ "khuyết tật" thành chữ "diễn giả" mặc dầu có hơi muộn nhưng vẫn được dư luận đồng tình hưởng ứng, từ đó làn sóng phản biện lắng xuống, tạo bầu không khí vui vẻ đầm ấm để tiễn đưa Nick lên đường trở về quê hương sau chuỗi sự kiện 4 ngày tại VN. Anh ra về và mang theo trong trái tim mình một hình ảnh VN nhiệt tình, sôi động và hiếu khách.
2/ Thời gian qua trên hầu khắp các phương tiện thông tin đại chúng kể cả trên diễn đàn chính trị người ta thường dùng, thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ "bỏ phiếu tín nhiệm" đối với các vị cán bộ chủ chốt nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ ...
Nhưng sau đó, dư luận có ý kiến rằng: "nếu bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt yêu cầu quá bán thì coi như cán bộ, đảng viên đó bị loại khỏi chính trường, một hai người thì chẳng sao nhưng nếu lỡ nhiều hơn thì lấy ai lãnh đạo đất nước". Xem ra sự lo lắng của người đọc, người nghe cũng có lý, cũng đúng một phần nên dần dần người ta lái chữ "bỏ" qua chữ "lấy" trở thành cụm từ ý nghĩa, đó là "lấy phiếu tín nhiệm" thay vì "bỏ phiếu tín nhiệm", nôm na là một bước thăm dò ý kiến quần chúng thôi chứ chưa đến mức hệ trọng bởi, lấy có nghĩa rằng có mới lấy, hoặc có rồi nhưng bị mất đi, bị lãng quên nên tìm cách lấy lại như uy tín chẳng hạn, còn bỏ là vất đi, hỏng hóc, không dùng được nữa ...
3/ Từ người khuyết tật dịu kỳ lái sang diễn giả tài ba, từ từ "bỏ" lái sang từ "lấy" là một quá trình khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi của người đọc, người nghe để sắp đặt lại ngôn ngữ, cách sử dụng từ, biểu đạt đúng ý đồ của người phát ngôn đối với những vấn đề, sự kiện nhạy cảm cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của bạn đọc thiết nghĩ đây là việc nên làm, nên tiếp tục phát huy. Thử tìm hiểu thêm một trường hợp nữa để thấy ngôn ngữ nó quan trọng nhường nào nhé!
4/ Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập, mỗi kỳ khoảng 2 tháng nói riêng, bên cạnh việc họp của các cơ quan từ trung ương đến địa phương thì muôn hình vạn trạng, với nhiều dạng thức khác nhau như: họp giao ban, họp chuyên môn, họp định kỳ, hội thảo, hội nghị, gặp mặt ... nói chung. Theo đó hằng năm kinh phí, thời gian, nhân sự tập trung vào lãnh vực nầy cũng khá nhiều, tỷ lệ thuận với số lần, số lượt họp gây nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận nhân dân nhưng chưa có hướng giải quyết tích cực.
Trở lại vấn đề họp quốc hội, ta thấy rằng công cụ chủ yếu của người tham gia họp là "nói", là phát biểu ý kiến. Và, có lẽ do nhiều việc, nhiều vấn đề cần được giải quyết trong cùng một thời gian nhất định nên các đại biểu thay phiên nhau nói nhiều, nhưng thực tế đằng sau những câu chuyện ấy như thế nào, ra làm sao thì phải cần có thời gian mới giải đáp được. Do đó người nghe, người đọc chưa hài lòng những phát biểu chung chung ấy, nên gần đây người ta mới lái từ "họp" thành từ "làm việc". Có nghĩa rằng họp quốc hội tức là ... làm việc!
Vậy những ai không nói, không tham gia tranh luận, hoặc tham gia chiếu lệ thì đồng nghĩa với ... không làm việc hoặc làm việc không hiệu quả. Theo đó "công việc" của những đại biểu nầy là những ý kiến đóng góp xây dựng, phản ảnh, đề xuất của nhân dân, của cử tri toàn quốc, những bức xúc của dư luận được đại biểu đem về cuộc họp. Những suy tư trăn trở của người nghe người đọc về các vấn đề xã hội mà đại biểu phải đem ra bàn bạc, thảo luận, tìm phương án khắc phục sửa chữa hay duy trì phát huy nhằm đem đến một kết quả nhất định cho toàn xã hội, tốt hơn, đẹp hơn!
Tóm lại:
Lái chữ, lái xe, lái máy bay ... mục đích cuối cùng là điều khiển phương tiện đi đúng hướng, về đúng nơi và hạ cánh an toàn. Hi vọng các diễn đàn chính trị, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhạy bén, uyển chuyển hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ truyền thông để người đọc, người nghe dễ hiểu đồng thời áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách hiệu quả.
Vậy những ai không nói, không tham gia tranh luận, hoặc tham gia chiếu lệ thì đồng nghĩa với ... không làm việc hoặc làm việc không hiệu quả. Theo đó "công việc" của những đại biểu nầy là những ý kiến đóng góp xây dựng, phản ảnh, đề xuất của nhân dân, của cử tri toàn quốc, những bức xúc của dư luận được đại biểu đem về cuộc họp. Những suy tư trăn trở của người nghe người đọc về các vấn đề xã hội mà đại biểu phải đem ra bàn bạc, thảo luận, tìm phương án khắc phục sửa chữa hay duy trì phát huy nhằm đem đến một kết quả nhất định cho toàn xã hội, tốt hơn, đẹp hơn!
Tóm lại:
Lái chữ, lái xe, lái máy bay ... mục đích cuối cùng là điều khiển phương tiện đi đúng hướng, về đúng nơi và hạ cánh an toàn. Hi vọng các diễn đàn chính trị, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhạy bén, uyển chuyển hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ truyền thông để người đọc, người nghe dễ hiểu đồng thời áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách hiệu quả.
Sài Gòn, 5.6.2013
Bình Địa Mộc
Đọc bài này, Sóng nhớ có một câu (không phải ở entry này mà là câu báo đài hay đưa), Sóng không hiểu và không biết có phải là lái chữ không: "trách nhiệm chính trị". Nhờ Mộc giải thích nghe coi? hi hi hi.
Trả lờiXóa"Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm trước pháp luật. Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm trước cử tri. Tất cả mọi công dân ai cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Những người không nắm giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước thì không phải chịu loại trách nhiệm này."
XóaCái nầy là Mộc sưu tầm đó anh Sóng, kính chúc anh vui nha, thanh kiu anh!
He he he, câu trả lời mới được một nữa của câu hỏi, nhưng chưa chuẩn lắm. Sóng là thầy giáo, sẽ cho điểm 4/10
Xóa4 điểm là ok rồi, anh cho Mộc 10 điểm làm cho Mộc bị bệnh ... thành tích đó anh, anh vui nha!
XóaLái chữ, lái xe, lái máy bay ... mục đích cuối cùng là điều khiển phương tiện đi đúng hướng,
Trả lờiXóaThế còn lái máy bay "Bà Già'thì sao anh?
trời, mới pót bài lên đã "bị" 2 câu hỏi ... sốc rùi, nhưng Mộc nói nè, cở anh em mình mà lái máy bay bà già nữa ... thôi trớt, đi bộ sướng hơn đó Chính Tôi ạ!
XóaMộc ơi! Có thể giải thích và nói về công dụng của từ "Định hướng" trong Tổ chức Nhân sự?
Trả lờiXóaTrong định hướng tổ chức, phát triển nhân sự, tập trung xây dựng chính sách thu hút nhân tài, chế độ làm việc khoa học, tác phong làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả cùng những chính sách đãi ngộ, khen thưởng hấp dẫn.
Xóa- Chính sách thu hút nhân tài: có chính sách lương, thưởng đặc biệt cạnh tranh đối với các nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân CBNV lâu dài, mặt khác để “chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty.
Chế độ làm việc: tổ chức làm việc 8h/ngày, 5,5 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h (nghỉ Lễ, Tết, ốm, đau, thai sản… theo quy định của nhà nước). Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh, có thể yêu cầu CBNV làm thêm giờ và thực hiện các chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động ngoài việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp với từng vị trí công việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn của CBNV nhằm ghi nhận đúng mức năng lực và kết quả công việc của từng cá nhân, đồng thời tạo động lực khuyến khích CBNV phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Các loại hình khen thưởng:
- Khen thưởng thành tích đột xuất: Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế hoặc góp phần nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận, nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty; Khen thưởng các cá nhân/ tập thể tích cực tham gia các hoạt động văn thể, xây dựng văn hóa Công ty;
- Khen thưởng thành tích khi kết thúc dự án/chiến dịch: Khen thưởng các cá nhân/ tập thể tham gia tích cực và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần tạo ra thành công chung của mỗi dự án/ chiến dịch;
- Khen thưởng sáng kiến: Khen thưởng các cá nhân có sáng kiến mang lại lợi ích cho Công ty, có các đề xuất cải tiến mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, của bộ phận, nâng cao hình ảnh, uy tín của Công ty;
- Khen thưởng gương “Người tốt việc tốt”: Khen thưởng những cá nhân ngăn chặn được thảm họa hoặc xử lý tốt với tình huống khẩn cấp; dũng cảm cứu người trong điều kiện nguy hiểm, trả lại tài sản nhặt được...;
- Khen thưởng thành tích định kỳ: Khen thưởng cá nhân xuất sắc của Tháng; Tập thể Xuất sắc của Quý (đối với Khối Dịch vụ); Khen thưởng thành tích cá nhân cuối năm; Khen thưởng thành tích thi đua nhân dịp kỷ niệm ngày Thành lập Công ty...
Hình thức khen thưởng:
- Cấp Bằng khen; tặng thưởng tiền mặt; tặng thưởng chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước; đề bạt, nâng lương trước hạn...
Bảo hiểm và phúc lợi:
Việc trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, toàn thể CBNV được đóng Bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/24h.
(Cái nầy thì Mộc cũng sưu tầm nốt, chúc Vũ Thủy một buổi trưa thật tuyệt vời nha!)
Mộc không những chân tình mà còn thật thà nữa. Mình hỏi Định hướng trong ngoặc kép cơ...Dầu sao cũng cám ơn Mộc rất nhiều. :-))
Xóahihihi, thanh kiu bạn, một ngày thật vui nhé!
XóaTrưởng phòng Trần văn Đẹt! Sếp ơi!...ới!( PHÓ LÊN TRƯỠNG)
Trả lờiXóaHồi này Định hướng Tổ chức Nhân sự ghê hè!
Cho em hỏi Sếp: Quy hoạch Nhân sự kế thừa có nhất thiết quan trọng
đối với Sếp khg?..Cho em biết với...ới!!!
Cái này là: "Loan hỏi Mộc trả lời"
Hihihi...! Chúc Anh Mộc chiều thật zui nha.
kế thừa chỉ phát huy về kinh nghiệm và bảo đảm độ an toàn thôi nhưng lại thiếu tính bức phá, không chọn được nhân tài nổi bật, nói chung 2 yếu tố nầy phải cân bằng, tất nhiên có những người tiềm năng, họ ủ trí thông minh trong túi khôn, khi nào có điều kiện thì mới phát huy, theo dạng "cờ về tay ai người ấy phất" đối với trường hợp hi hửu nầy thì người tuyển chọn nhân sự phải có cái nhìn thấu đáo, gọi là tầm nhìn chiến lược mới biết được, cở như anh Mộc thì botay.com thôi, em vui nha!
XóaCái khoản khen thưởng này mới chết người đây chớ. Các chỉ tiêu đã đùn đẩy việc báo cáo sao cho sếp trên vui, cấp đưới được khen thưởng...một hệ thống được đãm bảo an toàn và dẫy đầy thành tích khà khà, nên học sinh lớp sấu đọc chữ không chạy, học sinh lớp 8 không thược cữu chương. Biết giải thích sao đây hả trời! Mộc đa năng giải thích giúp!
Trả lờiXóathành tích có 2 loại anh ạ, thành tích nổi đối với người ít có khả năng, gọi là thùng rỗng kêu to, còn thành tích chìm thì lại rơi vào những người làm nhưng không thích nổ, chỉ âm thầm cống hiến mà thôi, ở ta thành tích chỉ là cái áo khoác màu mè chứ bên trong rất ít sự thật, nên chăng hàng năm bao nhiêu HS-SV ra trường vẫn thất nghiệp, là do quá trình học tập chạy đua theo điểm số, theo thành tích ảo ... ý kiến của anh rất đúng, mộc chỉ bổ sung thêm chút chút thôi, anh vui nha!
XóaBác Mộc sao không ứng cử HĐND cho bà con được nhờ nhỉ? Quốc hội bỏ sót một hạt giống tốt
Trả lờiXóathật tiếc!!!
hihihi, chào em, anh không có đường quan lộ, cả đời chỉ lên được chức phó phòng rồi giẫm chân tại chỗ thôi, cú thế mà sống cho đến hôm nay, được cái con cái nó bình yên và làm ăn hanh thông nên bù lại, đỡ tủi thân, em vui nhé!
XóaHay lắm ông ạ. Thế ông nghĩ gì về câu "Dân vi bản" mà các cụ lớn thường nói "Lấy dân làm gốc". Ông toạc móng heo ra nhé, chúc ông khoẻ và luôn hạnh phúc.
Trả lờiXóa"Lấy dân làm gốc" hay "Dân là gốc"?...
XóaMinh Thu
Câu chuyện tôi nghe trong bàn ở góc quán cà phê sáng nay.
Người trẻ:
_ Lúc nầy, phong trào góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều người tham gia, sôi nổi quá! "Lấy dân làm gốc" mà!...
Người lớn tuổi:
_ "Lấy dân làm gốc" nên lượng thì đông, nhưng không biết lấy "chất" đến đâu để Hiến pháp sửa đổi có cái "mới"...
Người trung niên:
_ Nghe bác và chú nói về "lấy dân làm gốc", tôi nhớ đến lập luận của một GS-TS Toán mà tôi tâm đắc hoài. Ông dùng logic học và phong cách học để phân tích ý nghĩa hàm ngôn và yếu tố tiền ngôn ngữ trong cách nói này. Theo đó, khi nói: "Không có quần, lấy áo làm quần" (tục ngữ) thì người nói coi áo không phải là quần, nhưng vì không có quần nên phải lấy áo làm ...
Lại có một chủ thể đứng ngoài để "lấy" nữa!
Khi một cá nhân, tổ chức nói: " Lấy dân làm gốc" thì người nói coi dân không phải là gốc, nhưng vì không có gốc nên phải lấy dân làm...
Hơn nữa, phải có một chủ thể không phải đứng trong- đứng giữa mà đứng ngoài dân, đứng trên dân thì mới "lấy " được!
Người lớn tuổi:
_ Thế thì cách nói "Lấy dân làm gốc" ngẫm lại nghe giọng trịch thượng quá! Nghe chú luận bàn, tôi nhớ lại câu nói của cổ nhân mà tôi học từ tiểu học, lâu quá nên quên: "dân vi bản" (dân là gốc). Nghe chí lý, dứt khoát, nêu lên một chân lý ngời ngời về nhân dân, không cần phải vay mượn, tìm "lấy" đâu xa... Có lẽ rất nhiều người cũng vì lâu quá nên quên " dân là gốc" như tôi chăng?!...
Trong chuyện lớn sửa đổi hiến pháp nầy, người có trách nhiệm phải luôn luôn tâm niệm: "dân là gốc", các chú ạ!...
Minh Thu
BÀI NẦY MỘC ĐÃ ĐĂNG Ở BLOG NẦY RỒI, NAY COP LẠI CHO ANH XEM VÀ CŨNG LÀ BÀI SƯU TẦM THÔI ANH NHÉ, KÍNH CHÚC ANH VUI!
Tôi hỏi ông vậy thôi, bài này tôi đã đọc của ông tồi, tại vì tôi nhát gan ông ạ. Cái cơ bản là chủ thể nào mà cả gan lấy dân làm gốc nhỉ. Bó tay...
XóaÔng khoẻ nhé.
dạ, mộc cảm ơn anh, anh vui nghe!
XóaLái gì qua được lái chồng
Trả lờiXóalái qua lái lại vô cùng mê tơi?
Cuối tuần vui vẻ lái nghe Mộc!
dạ, cảm ơn anh đã thăm, đem nồng nàn anh nhé, nhưng nhớ đừng ngủ quên!
Xóa"Lái chữ" - nghe thật thú vị và ý nghĩa anh ạ! Ngày mới an lành anh nhé!
Trả lờiXóacảm ơn bạn đã chua sẻ với mộc, chiều thật vui nha!
XóaNgay cái chữ "lái chữ" của anh đã bị dùng không chính xác rồi còn chê kể gì nữa. Lái theo nghĩa anh giải thích là điều khiển, điều hướng, làm chệch. Trên thực tế, "lái chữ" dễ được hiểu là "buôn chữ". Nếu anh đơn giản đặt bài viết là "Cách nói và dùng chữ chuẩn xác" thì còn dễ hiểu hơn.
Trả lờiXóaMột số từ, cụm từ được dùng theo thói quen và được hiểu theo cách thống nhất với nhau và cuối cùng nó thành khái niệm vẫn mang đủ thông tin về đối tượng thì chẳg nên bắt bẻ nữa. "Lấy phiếu tín nhiệm" là chỉ việc ta sử dụng các phiếu bầu với hành động kiểm tính số phiếu. "Bỏ phiếu tín nhiệm" chỉ hành động người ta lúc thả phiếu vào thùng. Anh bắt bẻ gì khi cách hiểu và thông tin vẫn đủ chỉ là cách nói khác nhau.
Đơn giản như mọi người vẫn dùng câu: "Tôi xem vô tuyến". Vô tuyến giải nghĩa ra thì có thấy đâu mà xem, nhưng chúng ta đã gọi đồ vật bằng tên phương thức của nó nên mặc nhiên ta công nhận "vô tuyến" theo ngữ cảnh đó là cái Tivi chứ không ai dùng trọn nghĩa "Máy thu hình và tiếng".
1/ mời bác 555 xem đoạn sưu tầm nầy để biết thêm dư luận nói gì về phiếu tìn nhiệm nhé!
Xóa"Lấy phiếu và bỏ phiếu
Theo trình tự đánh giá tín nhiệm đã được Quốc hội thông qua thì công việc này sẽ trải qua hai giai đoạn là ‘lấy phiếu tín nhiệm’ và ‘bỏ phiếu tín nhiệm’.
Lấy phiếu tín nhiệm là đưa ra bàn cân để xem một vị nào đó được tín nhiệm cao hay thấp, còn bỏ phiếu tín nhiệm là quyết định vị đó có còn được tín nhiệm để tiếp tục tại vị hay không.
Khi lấy phiếu tín nhiệm, nếu một vị nào đó bị hơn 2/3 hoặc hơn một nửa số đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hai lần liên tiếp, thì vị đó sẽ được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo.
Tuy nhiên Quốc hội cũng dự trù người bị lấy phiếu tín nhiệm có mức tín nhiệm quá thấp thì có thể xin từ chức ngay không phải đợi đến bỏ phiếu tín nhiệm.
Quốc hội cũng đã tính đến việc chuẩn bị phương án nhân sự thay thế một khi một chức danh nào đó được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm dường như sẽ cho Quốc hội lần đầu tiên có quyền quyết định vấn đề nhân sự lãnh đạo của đất nước vốn lâu nay thuộc quyền quyết định của Đảng mà Quốc hội chỉ có việc gật đầu phê chuẩn.
2/ Trong bài viết nầy từ "lái" được hiểu là điều khiển chứ không phải lái buôn, ở phần cuối bài viết mộc cũng đã nói thêm rồi
3/ khen hay chê là tùy theo cảm nhận của người đọc, riêng chủ quan của Mộc thì chủ yếu là khen chứ không chê, còn bài viết nầy Mộc cũng đã nói rõ rằng "dần dần người ta lái chữ "bỏ" qua chữ "lấy" trở thành cụm từ ý nghĩa, đó là "lấy phiếu tín nhiệm" thay vì "bỏ phiếu tín nhiệm"," vậy từ "người ta" trong bài viết nầy được hiểu là khách quan chứ không phải chủ quan !
P/s: hôm nay bác 555 có gì kém vui nên comment hơi ép Mộc đó, hihihi, vui nghe!
Coi là 555 ép anh Mộc cũng được. Chẳng việc gì phải thay đổi chữ "lấy" và chữ "bỏ". Bỏ phiếu là hành động của cử tri, lấy là hành động của tổ chức kiểm phiếu. Dùng sao cũng được hết nên không phải lái chữ gì cả. Chỉ có là văn phong diễn đạt thế nào mà thôi. Ví dụ: Phó phòng Đẹt được đa số anh em ủng hộ lên trưởng phòng để thay ông Mộc. Nó cũng có nội dung giống như "Bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Đẹt thì số phiếu tín nhiệm bỏ cho ông Đẹt cao hơn của ông Mộc" và tương tự như: "Lấy phiếu tín nhiệm thì thấy ông Đẹt cao hơn ông Mộc". Người đọc sẽ hiểu chủ thể lấy hay bỏ là ai, còn là ông Mộc hay Đẹt gì chỉ bổ nghĩa thôi.
Xóa"đoạn sưu tầm nầy để biết thêm dư luận..." Vậy thì dư luận được định nghĩa như bằng những đoạn sưu tầm rồi đó. Dư luận là thông tin đa chiều, không thể căn cứ một đoạn sưu tầm để kết luận dư luận chưa kể tính xác thực của thông tin còn thiếu.
Đã có tâm tranh luận thì có thể cáu nhưng đừng dỗi và tự ái.
Kính bác không cáu sinh láu táu.
phát biểu linh tinh
Xóađường vè gập ghình
sa chân xuống sình
bùn dính đầy mình
vợ ngây mắt nhìn
chồng thật là kinh
có ai không tin
thử đến xem hình
chả cần thanh minh
đen thủi đên thui
chừa một cái, ui
không đen mà ... đỏ
coi như đồ bỏ, vất đi vất đi!
QH, chú Toàn nói dến họ ư? 80% họ do Đảng cử, đâu là của dân. Họ bàn thực hiện NQ của mười mấy ông trong BCT, mà cụ thẻ là thực hiện ý của mấy anh Trọng Dũng, Sang Hùng thôi. Các anh ấy lái họ như lái...
Trả lờiXóadạ, cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc thầy nhé!
XóaANH EM ĐƯỢC DỊP CHẤT VẤN BĐM...
Trả lờiXóaKhông ngờ LÁI CHỮ gây RẮC RỐI...
Thôi kệ, CỐ LÊN ! Sư huynh!!!
cảm ơn em đã đọng viên mộc, cuối tuần ấm áp bên gia đình và người ... iu nha!
XóaNữa!!!
XóaSai lỗi chính tả rồi kìa!...Người iu !
...Hồn liêu xiêu mơ về CÕI MỘNG...
Hihihi....
Đúng là Lái chữ cũng rắc rối quá chứ hả Mộc. Nhưng không sao. dần dần rồi cũng sẽ quen thôi mà...
Trả lờiXóacảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ, chúc bạn cuối tuần thật vui và ấm áp nhé!
XóaGhé nhà thăm anh, chúc anh cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc cùng gia đình.
Trả lờiXóacảm ơn em, em cũng vậy nha!
Xóathăm anh Mộc. Em bận quá, anh vẫn khỏe chứ ạ? Lâu nay có off ko anh?
Trả lờiXóacảm ơn em, dạo này anh cũng lu bu công việc lắm nên cũng ít giao lưu thăm chúc bạn bè, thấy ngại lắm nhưng lực bất tòng tâm em ạ, em vui nha!
XóaHôm qua mình lái xe gắn máy chạy gần trăm cây số ra thăm thằng bạn làm nghề lái gà ở Long Khánh. Thật tội nghiệp, nhìn nó gầy rạc như đứa ở.
Trả lờiXóaHắn kể: Mình mua gà chỗ nầy mang bán chỗ kia. Mua giá cao rồi phải bán giá thấp, vì giá gà cứ xuống liên tục mà. Mai mối cho người khác mua, họ cũng lỗ chổng vó nên chẳng có tí hoa hồng nào mang về cho vợ mua rau. Làm cái nghề lái như tui thật rõ chán!
Qua thăm Mộc, nghe mọi người bàn đến lái chữ, nhớ tình cảnh thằng bạn mình cũng mỏi luôn chẳng dám bàn nữa.
bạn anh có gã lái gà
Xóamang luôn tiếng gáy bán ba vạn đồng ...
Chào bac em qua thăm blog của bác thấy mọi người bàn tán rôm rả về chữ nghĩa em cũng thấy; bất kể một loại ngôn ngữ nào dù có ưu việt đén đâu cũng khó diễn giải hết ý nghĩ,hành động,...của con người.Ngôn ngữ chỉ mang tinh tương đối; cac bác có diễn giải thế nào thì Quốc hội ,Đảng ,Nhà nước ,chúng ta chỉ biết xem thôi chứ có vào đó được đâu mà bàn ,còn viêc binh luận cũng giúp anh em mình có cái để giao lưu học hỏi lẫn nhau .Chúc bác mãi nhiệt tình như bây giờ ,em thấy vốn chữ nghĩa của bác vào hàng các nhà ;NGÔN NGỮ HỌC ĐẤY
Trả lờiXóacảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ ngọt ngào với Mộc, ngày thật vui nha!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhừng bài như thế này Mùa Thu Buồn mù tịt luôn anh Bình Địa Mộc ơi, nên chỉ chúc Anh cuối tuần nhiều an lành nha.
Trả lờiXóacảm ơn em, em ghé thăm là anh Mộc vui rồi, em bình yên nha!
XóaHồng Nga "Lấy" CHỒNG
Trả lờiXóaHN "BỎ" chồng.
------------
GIỐNG NHAU QUÁ ANH NHỈ! Vậy "LẤY" là "BỎ".Vâng "LẤY' là "BỎ"!!!
lấy ai thì bỏ người nấy
Xóaxin đừng bỏ nhầm sang anh
nhé em ... vui nha!
"nếu bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt yêu cầu quá bán thì coi như cán bộ, đảng viên đó bị loại khỏi chính trường, một hai người thì chẳng sao nhưng nếu lỡ nhiều hơn thì lấy ai lãnh đạo đất nước".
Trả lờiXóa----------------
VIỆT NAM với CHÍN TRĂM VẠN CON NGƯỜI,Nhân tài NHIỀU HƠN LÁ MÙA THU (Xứ lạnh) RỤNG, mà ạnh lại hỏi "lấy ai lãnh đạo đất nước" ư???
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM-RA NGÕ GẶP ANH HÙNG!
Vậy các "anh hùng" đó đã chết hết rồi ạ?
ở ta chế độ cơ cấu rất nặng nề, dầu có giỏi mấy chăng nữa nhưng không nằm trong hệ thống, quy trình của nhà nước vẫn ở ngoài cuộc chơi đó em, em vui nha, thanh kiu đã ghé thăm mộc!
Xóa