(ảnh minh họa: nguồn internet)
Được biết, hiện nay trên thế giới có một số nước như Áo thì chỉ cần thi tốt nghiệp THPT xong là sẽ được vào thẳng đại học luôn, và quy trình vào rất dễ, hầu như ai muốn cũng có thể vào được cả. Nhưng vấn đề là nằm ở đầu ra cơ, vào thì cực dễ nhưng muốn ra thì cực khó.
Còn hệ thống giáo dục Pháp rất coi trọng việc thi cử và cấp bằng; các kỳ thi được tổ chức rất nghiêm ngặt. Hiện nay vẫn tồn tại kỳ thi tốt nghiệp THCS (Bằng tốt nghiệp chu kỳ đầu) và kỳ thi tú tài quốc gia. Tỉ lệ học sinh đỗ tú tài thường không cao. Học sinh đỗ tú tài gần như chắc chắn được tuyển thẳng vào CĐ, ĐH. Chính vì điều này mà áp lực thi các bậc học phổ thông là rất lớn, đòi hỏi HS phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua các kỳ thi cuối cấp.
Na Uy là nước tiếp theo không tổ chức bất kì kì thi tuyển sinh ĐH nào. Họ chỉ xem xét thành tích của thí sinh tại trường THPT. Thủ
tục không cần thi cử khi vào ĐH bắt đầu xuất hiện tại các trường tư thục ở nhiều nước khác nhau nhất là Hoa Kỳ. Đến Na Uy hình thức này trở thành phổ biến.
Riêng các trường đại học ở Hoa Kỳ không tổ chức thi tuyển sinh mà dựa vào kết quả kiểm tra của các tổ chức khảo thí, độc lập với các cơ quan quản lý GD, đó là:
+ SAT ( Scholastic Achivement Test )
+ ACT ( American College Test )
Việc kiểm tra năng khiếu được thiết kế để đo lường khả năng nhận thức chung hơn là thành tích cụ thể của thí sinh. Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường thường kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đo lường kiến thức cần thiết. Hiện nay mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 1,8 triệu thí sinh thi SAT và 1,6 triệu thí sinh thi ACT. Tổ chức thi 4 lần/năm.
Và ở Ireland học sinh học xong bậc trung học thì cần phải tham gia một kì thi quốc gia để lấy chứng chỉ tốt nghiệp Phổ Thông (Leaving Certificate) được tổ chức bởi Hội Đồng thi cử Nhà Nước (State Commission). Học sinh không phải tham gia thêm kỳ thi ĐH.
Ngoài ra, các nước còn lại vẫn tổ chức thi đại học bình thường, nghe nói sang năm Thái Lan cũng bắt chước các nước trên bỏ thi đại học.
Nhưng ở Việt Nam chắc chắn chưa thể bỏ thi đại học được, bởi theo tôi nó có mấy vấn đề sau:
- Tư tưởng muốn thoát ly nhà nông, mà nông nghiệp ở ta chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các ngành nghề khác, khoản 80% lại nằm trong tình trạng què quặt, lạc hậu, điệp khúc được mùa rớt giá, được giá mất mùa liên tục xảy ra và không có khả năng cải thiện bởi hệ thống phân phối của nhà nước hầu như bỏ ngõ thị phần nầy, tất cả phó mặc cho thương lái thao túng. Cảnh thiếu thốn túng bẩn của người nông dân kéo dài triền miên, từ mùa nầy sang mùa khác, từ năm nọ đến năm kia, từ đời não đến đời nao ...
Bên cạnh đó hình ảnh cũng như đời sống của các thành phần lao động khác như nhân viên văn phòng, cán bộ quan chức nhà nước, giới doanh nhân ... mỗi ngày một súng sính, bung biêng, vô hình dung đã phân loại giai tầng xã hội, trở thành một ma lực hấp dẫn cuốn hút phụ huynh lẫn học sinh, âm thầm hướng họ đến cửa ngõ đại học, bất chấp mọi số phận hoàn cảnh, xuất xứ, trình độ năng lực học tập khác nhau. Do đó việc thi đại học nhằm thoát nghèo, nhanh chóng làm giàu, đổi đời ... đã ngày đêm thôi thúc, giục giã và bắt buộc các sĩ tử bằng mọi khả năng, mọi nổ lực, mọi tiềm lực quyết tâm thi đỗ đại học, lấy cái bằng đại học làm cần câu cơm là quy luật tất yếu khách quan.
Vì thế nếu bỏ thi đại học thì sẽ "người người học đại học, nhà nhà học đại học" bấy giờ áp lực khác, mâu thuẫn khác sẽ tiếp tục đè nặng lên vai thí sinh, lên lưng gia đình và xã hội bởi các lý do sau:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như đội ngủ giảng viên nói riêng, nhân lực nói chung trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay, không thể đáp ứng nổi nhu cầu đại trà cùng lúc cho tất cả mọi học sinh tốt nghiệp THPT xong cùng vào đại học được. Và, sau một một năm học tất nhiên nếu bỏ thi đầu vào thì đầu ra phải thi tốt hơn, chặt chẽ hơn, có thể gấp đôi ba lần để kiểm soát chất lượng học tập của sinh viên, bảo đảm uy tín nơi đào tạo, nhằm tái thu hút số lượng cho khóa sau thì ai dám chắc số lượng sinh viên thiếu điểm, nợ môn, ở lại lớp, lưu ban là bao nhiêu so với học có sàng lọc, có phân loại đầu vào như hiện nay mà có đến khoản 40% sinh viên ra trường vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp (chỉ có giấy xác nhận đã học qua lớp đào tạo đại học y, x ...) do thiếu điểm, nợ môn, nợ học phần. Bấy giờ những hậu quả, những hệ lụy, những đáng tiếc khôn lường ấy có phải lại một lần nữa đổ lên đầu thí sinh hay không, thay vì tổ chức thi đầu vào, nếu thất bại các em chỉ chịu có một lần!
- Mặc khác, tuy còn nhiều bất cập, nhiêu khê nhưng nhìn chung chương trình, kết quả, thành quả đào tạo đại học của ta trong suốt mấy thập kỹ qua đã có những đóng góp đáng trân trọng, đáng kể vào công cuộc xây dựng, tái thiết, phát triển đất nước nhưng để theo kịp với tốc độ kinh tế cũng như các yêu cầu nhân sinh khác, khoản mười năm trở lại đây đại học tư thục, dân lập mở ra khá ào ạt, thậm chí trở thành tiêu chí, thành trào lưu tỉnh thành nào cũng phải có trường đại học, hậu quả cuối cùng là chất lượng sinh viên tốt nghiệp ở khu vực nầy thấp, ra trường không xin được việc làm, hoặc có việc làm rồi nhưng buộc phải thôi việc vì thiếu kỉ năng làm việc, hỏng về kiến thức chuyên môn, bên cạnh đó số lượng đầu ra thừa, cung vượt cầu. Thì ai dám chắc nếu tổ chức đại học theo kiểu đại trà, mạnh ai nấy học, mạnh ai nấy dạy, không khống chế đầu vào, không theo chỉ tiêu hằng năm của Bộ chủ quản ấn định sẽ cho ra đời hàng loạt sản phẩm đại học yếu kém!
- Nếu như thi đầu vào, các em trượt làm thầy thì sau đó sẽ chuyển sang học cao đẳng, trung cấp hoặc lao động phổ thông theo hướng làm thợ như hiện nay, theo đó mức độ tốn kém, thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần dễ chịu, dễ chấp nhận hơn. Nhưng nếu bỏ thi đầu vào, thắt chặt đầu ra mỗi học kỳ, học phần ở đại học cụ thể là học hết một năm phải thi, nếu rớt thì các em sẽ đi đâu, về đâu. Bắt đầu lại từ đầu, lưu ban (chứ không được phép nợ điểm, nợ môn) liệu các em có đủ kinh phí để tiếp tục học hay phải từ bỏ giấc mơ đại học vô cùng nghiệt ngả nầy. Đây là chính là câu trả hỏi lơ lững, không thể trả lời ngay được.
Do đó trước mắt hay khoản 100 năm nữa cũng nên, các sĩ tử thân yêu của chúng ta hãy tiếp tục thi đại học đi nhé, năm này thi không đỗ thì đợi sang năm thi lại, lớp này thi xong, lớp khác tiếp tục, con đường đại học cứ thế rộng mở và kéo dài vô tận, cho đến khi nào nước ta mạnh lên, dân ta giàu có, giáo dục thật sự trở thành quốc sách hàng đầu thì học để có kiến thức làm việc, xây dựng đất nước chứ không cần bằng, không cần thi cử gì cả. Chúc các bạn thành công!
- Nếu như thi đầu vào, các em trượt làm thầy thì sau đó sẽ chuyển sang học cao đẳng, trung cấp hoặc lao động phổ thông theo hướng làm thợ như hiện nay, theo đó mức độ tốn kém, thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần dễ chịu, dễ chấp nhận hơn. Nhưng nếu bỏ thi đầu vào, thắt chặt đầu ra mỗi học kỳ, học phần ở đại học cụ thể là học hết một năm phải thi, nếu rớt thì các em sẽ đi đâu, về đâu. Bắt đầu lại từ đầu, lưu ban (chứ không được phép nợ điểm, nợ môn) liệu các em có đủ kinh phí để tiếp tục học hay phải từ bỏ giấc mơ đại học vô cùng nghiệt ngả nầy. Đây là chính là câu trả hỏi lơ lững, không thể trả lời ngay được.
Do đó trước mắt hay khoản 100 năm nữa cũng nên, các sĩ tử thân yêu của chúng ta hãy tiếp tục thi đại học đi nhé, năm này thi không đỗ thì đợi sang năm thi lại, lớp này thi xong, lớp khác tiếp tục, con đường đại học cứ thế rộng mở và kéo dài vô tận, cho đến khi nào nước ta mạnh lên, dân ta giàu có, giáo dục thật sự trở thành quốc sách hàng đầu thì học để có kiến thức làm việc, xây dựng đất nước chứ không cần bằng, không cần thi cử gì cả. Chúc các bạn thành công!
Sài Gòn, 4.7.2013
Bình Địa Mộc
Con Trai em, hiện đang ở Sai Gòn dự thi Đại học.
Trả lờiXóaNhân dịp này, Anh Mộc cho em xin cái tem vàng lấy hên nghen!
Chúc Anh chiều thật vui.
tem vàng nhà anh hên lắm, chắc chắn con trai của em sẽ đỗ đại học với điểm cao đó em, chúc mừng nha!
XóaỞ Đức người ta chia ra làm 2 hệ,sau khi hết lớp 4, có tiểu bang hết lớp 5 thì sẽ tính theo kết quả học tập để chuyển trường. Có 3 hệ,thứ nhất là Gymnasium ( như trường chuyên) giành cho học sinh có điểm tổng kết dưới 2,5. Thứ 2 là Real cho những học sinh Trung bình. Thứ 3 là Hauptschule dành cho học sinh yếu kém. Hệ này học song lớp 9 là ra học nghề. Học sinh hệ gymnasium học hết lớp 12 ( có nơi học 13 năm ) sẽ lấy kết quả của 3 năm cuối Cộng với điểm thi tốt nghiệp. Với kết quả đó học sinh tự mình chọn trường đại học theo sở thích để nộp đơn.đương nhiên mỗi trường đại học đều có thang điểm qui định và sẽ chọn điểm của thí sinh. Nhưng ở vn điều này sẽ rất khó thực hiện vì không Trung thực ( chạy điểm,mua điểm v.v) chỉ khi nào tình trạng này chấm dứt thì mới có khả năng bỏ thi đại học.
Trả lờiXóaChúc bạn vui
xem ra ở Đức giáo dục phân loại HS sớm hơn ở ta đồng thời họ cũng đã tạo điều kiện tốt nhất để mọi khả năng, mọi trình độ của các em thích nghi hết thảy các môi trường giáo dục sở tại để phát triển, còn ở VN không những bệnh thành tích, bệnh tiêu cực tràn lan trong giáo dục mà còn bấp bênh trong cải cách, trong chương trình sách giáo khoa nữa bạn ạ, cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ với Mộc, thân!
XóaVN ta hình như không có nền GD. Chỉ là đi đến trường, loay hoay vật lộn với một số kiến thức. Đầu ra bét nhè, toàn quan tham, cán bộ tồi, dân thì nửa người, nửa ngợm.
Trả lờiXóadạ, trường học của ta là môi trường "kinh kế chữ" thu hẹp anh ạ, lớp thì tiêu cực, lớp thì thành tích, lớp chương trình sách giáo khoa không ổn định, nhìn lại thấy nham nhở, lộm cộm lắm ... cảm ơn anh đã ghé thăm và chia sẻ với Mộc, chúc mừng anh vừa mới gặp blog Nguyễn Thu nhé!
XóaNên trường nào thích thì thi ,không thì thôi .Vấn đề ra chuẩn đầu ra ,xã hội sẽ tự điều chỉnh ,đừng lo !
Trả lờiXóaMột đề tài nóng, hấp dẫn, nhưng vô cùng nan giải, bởi một xã hội hiện tại tham nhũng tràn làn và người đứng đầu ngành này một thời như NTN cũng đành nói... không, để lên chức.. cao hơn
Trả lờiXóadạ, mộc thanh kiu anh Sóng đã ghé thăm và chia sẻ, anh vui nha!
Xóa...Ghé thăm anh...vấn đề này ...em không có ý kiến ...hehe...chúc anh buổi tối máy mẻ...trời SG đang mưa lất phất...
Trả lờiXóacảm ơn em nhiều nha, đêm nồng nàn nhé!
XóaAnh BĐM lo chuyện bao đồng quá anh. Chuyện của bộ học bây giờ nan y rồi không bàn tán được nữa . Cứ cán bộ là tốt nghiệp đại học. Sỏi biết có người có tới 5 băng f đại học mà không học cấp 3 lấy một ngày, 5 bằng đại học có 4 cái tại chức . cũng không có nổi chút hiểu biết để mà xem và hiểu khi xem tivi. Thế mà cán bộ cấp tỉnh đấy. Ngoài ra còn có ông làm to lắm Thượng thư bộ lễ gọi "Văn hóa Phi vật thể" là "Văn hóa khi vật thể"Thì ôi giời ạ.
Trả lờiXóaGiáo dục bây giờ phổ cập. Đứa học đến thần kinh cũng tốt ngiệp phổ thông. Đứa đi chơi điện tử và đi đánh nhau cũng hết phổ thông, giờ người ta không cho đúp. Vì vậy chất lượng tuổi trẻ hay con người bây giờ rất kém. Chưa nói đứa học giỏi nhà nghèo học đại học trong nước còn đứa học không biết gì thì du học nước ngoài vì có tiền nhiều...Ôi bao đồng, lắm chuyện quá anh ơi!
nói chung ngành học cũng như sự học của ta có nhiều cái ngô nghê lắm anh, cảm ơn anh đã ghé thăm và chia sẻ với Mộc, kính chúc anh vui nha!
XóaTheo tôi thì cứ bỏ thi đại học nhưng vẫn phải thi...
Trả lờiXóa- Bỏ thi ĐH, thực hiện phổ cập giáo dục đại học thì chất lượng nhân lực sẽ được nâng lên.. phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội (Ông bà thường nói: Ăn nhiều không to ngang cũng nậy dọc mà), các sĩ tử có thể tự đăng ký ngành nghề phù hợp để học tập. Trách nhiệm của các thầy cô giáo và quản lý giáo dục là phải nâng cao chất lượng giảng dạy. bóp chặt đầu ra (Tiêu chí của bóp chặt là chất lượng học của người học).
- Vẫn thi đại học với những trường mà trường đó đào tạo ra những con người có thực tài, có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học, công tác quản lý...như các trường SP1 HN, bách khoa, tổng hợp trước đây...
- Khi đã như vậy, theo tôi phải phân nguồn sử dụng nhân lực:
+ Các SV tốt nghiệp ĐH qua thi cử được ưu tiên bổ nhiệm công tác, được đưa vào cán bộ nguồn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cán bộ nguồn để làm lãnh đạo và quản lý từ cơ sở đến trung ương. (Tất nhiên những người này phải có đủ đức, đủ tài)
+ Các sinh viên học theo dạng phổ cập được tuyển dụng vào các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp nếu họ được người sử dụng lao động chấp nhận, họ được hưởng mọi chế độ như những người học qua thi cử (Có nghĩa bình đẳng về lợi ích kinh tế)
Đậy là một số ý của riêng tôi, mong các bạn ngâm cứu,xem xét nhé. Tuy nhiên, nói để mà nói. Từ nói đến nghe, đến lĩnh hội rồi đến làm là cả một vấn đề không hề nhỏ các bạn ạ.
Chúc Mộc khoẻ và viết nhiều vào...
ý anh là vẫn thi và vẫn bỏ đại học, nhưng phải phân ra làm 2 khu vực, trường chuẩn góp các trường top trên để tuyển chộn nhân tài cho đất nước, còn top dưới là cho doanh nhân bởi ở đó, tự họ sẽ sàn lọc chọn lựa những sinh viên yếu kém theo quy luật đào thải anh há, kính chúc anh vui!
Xóa" ...các sĩ tử thân yêu của chúng ta hãy tiếp tục thi đại học đi nhé, năm này thi không đỗ thì đợi sang năm thi lại, lớp này thi xong, lớp khác tiếp tục, con đường đại học cứ thế rộng mở và kéo dài vô tận, cho đến khi nào nước ta mạnh lên, dân ta giàu có, giáo dục thật sự trở thành quốc sách hàng đầu thì học để có kiến thức làm việc, xây dựng đất nước chứ không cần bằng, không cần thi cử gì cả. Chúc các bạn thành công!"
Trả lờiXóaCâu chúc hay quá anh à !
cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ với Mộc, đêm ngọt ngào bạn nhé!
XóaMTL ghé thăm bạn ngày mới bình an bạn nhé!
Trả lờiXóacảm ơn bạn, đêm dịu dàng nha!
XóaBàn về GD,bàn về thi đại học thì mình bó tay thôi,chỉ đọc chứ không dám lạm bàn...Chúc anh chiều an vui,làm việc hiệu quả!
Trả lờiXóadạ, cảm ơn anh , kính chúc anh vui nha!
XóaBài viết rất thời sự anh Mộc ạ. Đúng là ơ Áo đầu vào ĐH rất dễ, quan trọng là ....làm sao có thể ra được nên có nguoif học đại học cả chục năm mà vẫn .... chưa ra được, không phải như ở VN miễn vào được ất phải ....tống ra
Trả lờiXóacảm ơn em đã ghé thăm và chia sẻ với Mộc về chuyện học của nước ta, câu chuyện muôn thủa không có hồi kết nhé, em vui!
Xóamột viễn cảnh thật xa xôi và xót xa cho những người đang loay hoay với hiện tại để tìm bài toán giải cho giáo dục Việt Nam.
Trả lờiXóacảm ơn Khanh nha, đêm thật ngọt ngào với bạn đó!
XóaMột vấn nạn lớn. vẩn trăn trở đấy, mà sao khó nói quá. chúc anh ngày mới nhiều niềm vui nhé.
Trả lờiXóadạ, không những hôm nay khó và cả tương lai cũng khó nữa anh ạ, một khi kinh tế còn lúng túng, dân còn nghèo, nhận thức xã hội của phụ huynh học sinh hạn chế ... anh vui nha!
XóaCon gái em hiện cũng đang ở HCM thi đại học, đã thi xong một trường ,nhưng em cũng lo lo sau này học xong ko biết ra trường có xin được việc ko nữa !
Trả lờiXóaviệc làm cho mỗi con người lại tùy thuộc vào may rủi, vào đức hạnh của người đó nữa em ạ, ai không có số ngồi bàn giấy, không có số cầm bút thì có học đến mấy cũng không xin được việc làm, nhưng anh vẫn chúc cháu thi đạt điểm cao nhé, em vui!
XóaThi để làm gì nhỉ, lãng phí, tốn kém, bi kịch và đục nước béo cò
Trả lờiXóanếu một ngày nào đó nước ta bỏ thi đại học thì những ngày hè như hôm nay chắc là ảm đạm và buồn bả lắm bởi các thành phố lớn vốn quen đón đợi, quen thắt thỏm, quen chặt chém các sỹ tử rồi anh Sơn ạ, thôi thì cứ để cho mọi việc diễn ra theo lẽ tự nhiên đi nhé, anh vui!
XóaLoan thì: "BỎ THI ĐẠI HỌC" đó là chuyện của NHÀ NƯỚC LỚN!
Trả lờiXóaCứ động viên con học, động viên con thi.
& Động viên con chấp hành các Chủ trương...Vì:
"Nhập Gia Tùy tục", thế thôi.
Chúc Anh Mộc Sức khỏe & thành công.
cảm ơn em đã trân trọng mô hình thi đại học muôn thủa của nước ta, chúc em và gia đình luôn thành công, nhất là khoản thi cử nha!
Xóađọc bài viết cho thấy bạn rất nhức nhối về vấn đề giáo dục
Trả lờiXóabạn nghiên cứu rất sâu và rộng nữa . nhưng chúng ta có thể làm được điều gì thay đổi... tôi thấy thời gian gần đây khoảng 7 năm trờ lại chất lượng sinh viên ra trường kém quá . ( nói chung thôi nhé nhưng không hoàn toàn )tôi ko vơ đũa cả nắm đâu . nên mạo phạm ai thì xin bỏ qua nhé...
kém cả về chất lượng lẫn ý thức. ngày xưa một sinh viên ra trường họ đối nhân xử thế chuẩn lắm. còn bây giờ được mấy người... do đâu???
. dẫn đến tình trạng xã hội thêm phần phức tạp...
vấn đề này thì nói hoài ( KHỔ LẮM NÓI MÃI ) mà chúng ta chỉ biết nhìn và cười kiểu gì thôi
bây giờ không riêng gì sinh viên ra trường đối nhân xử thế kém mà ngay cả cán bộ viên chức nhà nước, lực lượng cảnh sát giao thông cũng vậy, vì thế cho nên mới rộ lên phong trào bác sĩ tập huấn phong cách ứng xử với bệnh nhân, CSGT ứng xử với người vi phạm, nhân viên tập sự thi công chức ... mà lẽ ra các loại thi như kiểu ứng xử, kiểu kỉ năng như vậy có khi học từ cấp 1, ví dụ như nhường nhịn người đứng tuổi, phụ nữ mang thai, kẻ tật nguyền không phải là mới mẻ gì ... cảm ơn bạn đã chia sẻ với Mộc, vui nghe!
XóaĐọc bài Mộc, xem hết lời Còm, mà cảm thấy buồn ,thương cho thế hệ bây giờ đang chìm đắm trong mê lộ, trong ảo tưỡng công danh . Trách làm chi trong một xã hội, mà con người chỉ biết chạy theo thành tích dỡm để giữ chiếc ghế hư danh Dùng mọi thủ đoạn ,bè phái ,mánh lới kể cả dùng bằng cấp giả để thăng quan tiến chức , để ăn trên ngồi trước thiên hạ , vơ vét , hối lộ , tham ô . Nhiều học vị " tiến sĩ," "thạc sĩ' , "cử nhân" .. từ trên trời rơi xuống khi họ lên chức vụ cao cấp trong bộ máy công quyền đã làm anh chán ngấy và nghi ngờ kiến thức các bằng cấp mang nhản hiệu Made in Viet Nam nầy quá . Vui nha . Thân
Trả lờiXóaanh ạ, thực tế là vậy, ai ai rồi cũng ngắm đến con đường đại học vì yếu tố vật chất là trước tiên chứ không có bao nhiêu niềm đam mê, mà niềm đam mê thì được hiểu rằng xuất phát từ tình yêu nghề nghiệp, sự trân trọng lãnh vực mà bản thân họ chọn, sau nầy thành đạt chắc chắn tinh thần tự trọng của người đó sẽ cao hơn người chạy theo thành tích vu vơ, đắm chắm trong mê lộ công danh như anh nói đó, mặc khác trình độ chuẩn của sinh viên nước hiện nay đa phần bị lệch vì học nhiều quá, ít tập trung vào chuyên sâu, mà theo kinh nghiệm thì chỉ có chuyên môn hóa mới vực được tay nghề của người lao động, còn chung chung theo dạng quản lý thì rất khó, cảm ơn anh đã ghé thăm và chia sẻ với mọi người, kính chúc anh vui!
XóaAnh Mộc thân mến! Rất lâu rồi em mới trở lại nhà anh. Entry này rất thú vị. Và em thì có một số suy nghĩ như này:
Trả lờiXóaỞ nước ta chưa thể bỏ thi đại học đc vì còn quá ít trường đại học. Vì thế việc xét tuyển qua kỳ thi là chính xác nhất để loại bỏ những học sinh yếu, kém.
Có một vấn đề nữa em nghĩ là phải làm ở cấp cơ sở. Đó là những học sinh nào có học lực yếu kém thì ko đc đăng ký dự thi đại học. Bởi vì đã yếu kém ở những môn học dưới thì ko thể học cao lên đại học đc. Và nhiều vấn đề liên quan khác cũng sẽ đc giải quyết một cách dễ đàng.
Nhưng buồn một nỗi. Giáo dục nước ta mang tính chất kinh doanh. Nếu ko cho đào tạo, thì e là một số trường đại học ko tên tuổi lại đóng cửa. Giáo sư tiến sĩ lại thất nghiệp.
Đó là suy nghĩ của em, có gì ko phải anh Mộc bỏ quá! CHúc anh vui!
cảm ơn em đã nhớ đến anh sau vụ lùm xùm NHH, vâng, thi đại học luôn là đề tài nóng bỏng mỗi khi hè về trong suốt mấy thập niên qua, gây tranh cải, ồn ào dư luận cộng đồng thí sinh và phụ huynh cũng như các thành phần liên quan khác, tuy nhiên nó vẫn được bảo lưu và diễn ra bình thường, theo kiểu đến hẹn lại lên ấy mà, còn bỏ thi hay không bỏ thi là vấn đề vĩ mô, mình là dân đen nói cũng theo kiểu ... gọi là biết nới thôi em, chúc em vui!
XóaChuyện giáo dục ngày nay của nước ta nói mãi không hết.
Trả lờiXóaCác cụ vẫn loay hoay như "con kiến mà leo cành đa..."
dạ, cảm ơn anh, anh vui nha!
XóaChúc bác Mộc cuối tuần vui vẻ
Trả lờiXóacảm ơn Thầy Sơn nha, Thầy cũng vậy!
Xóađi không há lẽ trở về không.
Trả lờiXóacái nợ cầm thư phải trả cho xong.
.....
đúng như MỘC nói " trước mắt hay khoảng 100 năm nữa cũng nên, các sĩ tử thân yêu của chúng ta hãy tiếp tục thi đại học đi nhé, năm này thi không đỗ thì đợi sang năm "
ngày mới công việc mới mộc ơi
nhà mình hủy cái " kiểm duyệt " rồi bây giờ vào có lẽ dễ hơn trước
cảm ơn anh Huy đã ghé thăm mộc, tuần mới vui vẻ và gặp nhiều may mắn anh Huy nhé, anh em mình cứ thế, tà tà "trả nợ cầm thư" đi rồi hẳn hay nha!
Xóa