Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

SƯU TẦM: VẤT HẾT THƠ ĐI!

(ảnh minh họa: nguồn internet)


MUỐN CÓ TÁC PHẨM LỚN VIỆT NAM NÊN VỨT THƠ ĐI
Nguyễn Hoàng Đức

Gần một thế kỷ nay, Trung Quốc dường như tuyệt đối vứt thơ đi, đến mức dường như thơ không thể mọc tăm sủi bọt trên văn đàn. Nhưng họ đã được cái gì? Được hai giải Nobel văn chương với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Tại sao, người Tầu lại có thể đoạt tuyệt với thơ như vậy? Rõ ràng vì họ nhận ra, thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi.

Thơ chính thức là gì? Đó là sự ngâm nga vần vèo truyền khẩu giành cho những người mù chữ cũng như không có sách để đọc. Trong một xã hội ít học thì thơ còn đóng vai trò khoe mình đã thoát bệnh mù chữ. Tại Trung Quốc, người ta khoe mình có chữ ở khắp nơi. Cung vua cũng ghi chi chít chữ ở sau ngai để khoe mình nhiều chữ. Ngoài chợ thì kẻ sĩ hơi tí là nẩy thơ vài câu, không thì làm câu đối hai câu cũng được. Thậm chí luôn luôn sẵn sàng vén tay áo thụng viết một chữ Nhẫn, chữ Tâm để khoe mình biết chữ. Tại sao người ta muốn vậy? Vì người ta muốn xác định mình có chữ có thể làm quan như “học ưu nhi tắc sĩ”. Tại Trung Quốc còn có cả một phong trào thể dục, sáng ra dùng gậy viết chữ xuống mặt đường, đó cũng là cách mặc cảm muốn khoe mình tuy bình dân nhưng đã có chữ. Các bậc cha mẹ hiện đại của Trung Quốc còn có một câu phổ biến “không vào đại học thì đời vứt đi!”

Thơ ngắn vụn vặt vì mới đầu nó chỉ là tức cảnh sinh tình, tùy tiện, đi đâu khoe chữ đấy. Tuy vậy người Tầu rất khinh thơ. Họ cho rằng làm người quân tử thì trước hết phải thông thạo Nho – Y –Lý –Số. Nho là Nho giáo với bậc thầy Khổng Tử. Y là y học với sự thành thạo về nguyên lý cơ thể kết hợp với cơ địa của trời đất. Lý thuộc về nguyên lý vũ trụ càn khôn với bộ Kinh Dịch là chủ đạo. Còn số là phải biết áp dụng các môn Tử vi, Tử bình, phong thổ, kỳ môn độn toán, tướng mạo.

Sau đó mới đến: Cầm-Kỳ-Thi-Họa. Mấy thứ này đều là sinh hoạt, bao gồm: Cầm là chơi đàn, kỳ là chơi cờ, sau mới đến Thi là chơi thơ, rồi đến họa tức vẽ vời. Bốn môn này không nói về bậc quân tử mà có rất nhiều gái thanh lâu mới tuổi đôi mươi đã thông thạo làu làu để còn ứng tác với kẻ sĩ.

Người Hy Lạp thì còn khinh bỉ thơ ra mặt. Triết gia Platon chính thức nói “Hãy mời các nhà thơ đi khỏi quốc gia để nước ta xứng đáng là của những người thông thái”. Còn trong đời sống, nghe kể, người ta xếp các nhà thơ cùng với thợ thủ công ở ngoài thành để những thói xấu của nhà thơ như la cà, ham vui, xạo, háo danh tí tởn không làm hỏng đạo đức của các công dân. Mỗi buổi tối, đàn ông Hy lạp được lĩnh vé xem của quốc gia, trọng đại đi đến nhà hát bi kịch để chìm đắm trong những vở kịch hoành tráng có nhân vật và tình tiết. Ở nơi trọng đại như vậy không bao giờ có chỗ cho thơ lẻ và vụn, mà chỉ có những vần thơ được đọc theo mạch chảy của trường thiên kịch.

Người Việt Nam cũng rất coi thường thơ chỉ trong hai từ “Thơ – Thẩn”. Nghĩa đó là dạng lẩn thẩn dở khôn dở dại. Trong bài viết rât sâu sắc và phong phú mới đây trên blog Trần Mỹ Giống, tác giả Lê Tự trong bài “Thơ… SOS” có tả một cảnh bi hài thế này: trong một cuộc liên hoan ở Thủy điện Sông Đà, có vài chục người Việt lên đua nhau đọc thơ khiến cho các chuyên gia Nga mắt tròn mắt dẹt không hiểu tại sao Việt Nam lại có đông nhà thơ như vậy?! Trời ơi nước Nga là một cường quốc văn học trên thế giới với hàng trăm thi hào và văn hào, vậy mà không thể có nhiều người vui vầy làm thơ như Việt Nam. Điều này đáng mừng hay đáng lo? Chúng ta thấy hiển nhiên sỏi bao giờ cũng nhiều hơn núi. Nhưng cái đáng lo ở đây là, trí tuệ mấy anh tranh tre nứa lá của ta thấp quá, không biết trời cao đất dầy là gì, lúc nào cũng đòi tung tăng đọc thơ, mà lại đọc trong tinh thần ích kỷ, và nhiều phần dốt nát. Người đời vẫn nói “Im lặng là vàng”, khi gặp những người cao hơn thì ta phải biết lắng nghe, đằng này lúc nào cũng đặt cái tôi của mình lên trước, không cần tiếp thu ai cả, chỉ cần được khoe mẽ tí thơ. Mà thơ nào có hay hớm gì đâu.

Qua nhiều năm quan sát kỹ nền thơ Việt, tôi thấy các nhà thơ chẳng mấy khen ai, nghĩa là họ rất đố kỵ. Chẳng biết nghe ai, chỉ cần mình được đọc thơ, rồi vào Hội, rồi leo ghế, rồi ẵm giải. Không phải chỉ có tôi thấy thế, mà ngay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ lâu đã nói: đó là đám vô học dốt nát, “đám giặc già thơ phú lăng nhăng”.

Nhìn kỹ hơn, tôi thấy, thơ là một đầm lầy bầy nhầy ẩn nấp những ký sinh trùng thơ hãm tài, nhân cách thấp kém. Tôi xin phân tích cụ thể:

1- Hiểu biết thấp: Xưa nay, cả thế giới nói “Đức hạnh là hiểu biết”, hoặc như người Tầu nói “Nhân bất học bất tri lý”, muốn có đức hạnh người ta phải biết cái gì đúng để làm, cái gì sai để tránh. Đằng này trình độ của các nhà thơ nói chung chỉ là sinh hoạt khoe mẽ mình vừa thoát nạn mù chữ (trong thực tế, sau bình dân học vụ, các tiểu nông Việt đã ào ào làm thơ), vì thế trình độ nhân cách của họ rất thấp, chủ yếu là thơ hiếu hỉ, gặp đâu nói đấy.

2- A dua, ăn theo nói leo: Thơ là ăn theo trăm phần trăm. Thứ nhất Cung đã vượt quá Cầu, người nghe thơ thì ít, người đọc thơ thì nhiều. Cụ thể, HNV muốn ra trang thơ thì phải in kèm độn vào trang báo. Ngay cả cái tên Hội Nhà Văn cũng là thương hiệu ăn theo cho các nhà thơ. Rồi rất nhiều nhà thơ muốn xí xộ mình là nhà văn cũng là cách ăn theo. Theo triết học, người ăn theo không có chủ quan tính, không phải chịu trách nhiệm về mình. Một người như thế thì làm sao đáng tin vào nhân cách hay đạo đức được.

3- Đố kỵ, ích kỷ, cấu kết bè nhóm, đánh chặn hiền tài: Sự đố kỵ của các nhà thơ nhìn đâu cũng thấy. Tôi xin đưa ra một minh chứng, ủy viên ban giám khảo kia đưa tập thơ đòi dự giải quốc gia, một ủy viên khác nêu lên, tôi không đồng tình vì như thế là phạm qui, nhưng tất cả các ủy viên khác đều phớt lờ, điều đó chứng tỏ người ta ngang nhiên bè phái đến thế nào! Còn sờ sờ kia cuộc thi thơ của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có đến 40% đạo văn và phạm qui, có chứng minh sự bỉ ổi ở mức quán quân chưa?

4- Lưu manh càn quấy: Việc mấy nhà thơ kia văng cứt và đếch vào thơ liên tục, không chỉ phản ánh thẩm xú thơ mà còn muốn nói “bố” giang hồ đây, thơ “bố” còn sẵn sàng ném bom bẩn và đếch thì “bố” ngán ai. Thử xem mấy tay giữ con dấu không ăn chia, sẽ nếm cái gì? Và chỉ cần một mệnh lệnh nhỏ, lập tức có một phi đội phê bình gia hợp tác xã lao vào tung hô thơ cứt lên mây xanh, thử hỏi đó có phải là bằng chứng của sự a dua bỉ ổi không?

Thôi, nói về cái kém, cái dở của thơ Việt thì không hết được. Nhưng tôi chắc chắn cái cách nhiều người làm thơ và lạm dụng thơ hiện nay chỉ làm cho văn hóa nước nhà dậm chân thụt lùi. Một điều không cãi được, muốn có nền văn hóa lớn chúng ta phải có tác phẩm lớn. Ai biện hộ và cãi bỏ điều này, chắc chắn là một người vừa nhìn đã thấy bé nhỏ, cho dù đó là người làm thơ Haiku hay đi nữa. Một cái tăm đẹp không bao giờ là một máy bay đẹp cả. Và đa số những người làm thơ, vui thơ, chơi thơ ở Việt Nam nên nghĩ, cho tới bao giờ mình chưa viết được tác phẩm thơ lớn có nhân vật thì mình chỉ là Sinh Hoạt thơ chứ chưa bao giờ là Lao động nghệ thuật thơ cả.

Tất cả mọi lao động ở đời, kể cả lao động nghệ thuật, nó phải cống hiến. Còn mới ngả ngớn, trà dư tửu hậu, đầu thừa đuôi thẹo thời gian làm mấy bài thơ tùy tiện rồi ngâm nga đòi vòi vĩnh những giá trị lớn của nghệ thuật, đó chỉ là sự ăn may dựa trên bất công tem phiếu thôi. Người ta có được gía trị ngang với những gì mình cống hiến. Ta mới làm thơ trong vòng nóng ấm chè, trở mình vài cái trong đêm, hay hít phải mấy bụm sương thu lành lạnh… tất cả những thứ đó không bao giờ là lâu đài nghệ thuật cả. Những chiếc lá cho dù có tụ bạ cấu kết với nhau cũng chỉ là đống lá thôi. Còn một đại ngàn dựng lên, nó phải xuất hiện theo một nguyên lý cắm mốc từ trong lòng đất. Kiến thức phải sâu, lý tưởng phải ngước nhìn các tầng trời, khi đó đại ngàn mới xuất hiện. Còn loanh quanh nhìn ra vườn, vớt mấy con ốc ngồi nhắm rượu nút lá chuối với mấy sợi rau vườn của mẹ, thì chỉ ra mấy bài thơ trên chiếu thôi.

Vì thế để có tác phẩm lớn, tôi đề xuất nên mạnh dạn vứt thơ đi. Vì ở đó có ít tinh hoa quá mà chủ yếu là chổ ẩn nấp của đám ít học hãm tài còi cọc nhân cách. Còn nếu ai là một phần nghìn tinh hoa đích thực thơ, tôi xin có lời tạ lỗi!

P/s: đây là bài viết của triết gia Nguyễn Hoàng Đức bên nhà anh Xuân Lộc, Mộc thấy có gì đó không ổn nên cóp về, để mong nhận được ý những comment xác đáng của các bạn, nhân đây Mộc xin phép đăng lại bài "khen thơ" của Bác Hồ - danh nhân văn hóa thế giới như sau:

"Cảm ơn Chú biếu Bác quyển thơ 
Bác xem quyển thơ suốt mấy giờ.
Muốn Bác phê bình...
Khó nói nhỉ!
Bài hay xen lẫn với bài vừa."

(Bài thơ Bác Hồ tặng Huy Cận năm 1963)

********************** 

Thích ·  · 

  • Đại Bường Nguyễn Phát biểu rất màu sắc!
  • Nguyen VienChan Có chút chút đúng thôi. Ng H Đ chỉ nói 1 chiều. Nên vẫn còn 1 chiều kg nói. Nghĩ là bác B Đ Mộc cứ làm thơ đi.
  • Nguyet Du Hay đấy và đúng cho câu văn mình vợ người . Mình cũng dị với người thơ thẫn hiện đại với họ thơ của họ lúc nào cũng hay cũng nhất chạm vào con cưng của họ có khi bị đánh nữa à . Người làn thơ mà hung dữ vây . Gần đây có cuộc thi thơ mình thấy có người viết thơ còm ham danh ôi thôi loạn cả lên . Thử hỏi thơ là cái quái gì ai trả lời được ? Thế còn thơ hay là gi ai trả lời ? Nghe buồn cười những thở 1 cái là tuôn như mưa đáp thơ qua đối thơ lại . Nói thật tôi cũng viết vài dòng thơ con cóc để đáp nhưng cái ngu ngốc của tôi là biết thơ của tôi là con cóc . Mà thôi nói nữa có khi bị tôi bị ném đá đọc bài viết này trên facebook của bác Bình Mộc cảm xúc và cũng bức xúc nên viết linh tinh và mình nghĩ những người bạn của bác cũng là người có hiểu biết hy vọng những dòng chia sẻ thật lòng của mình không bị ăn đá .
  • Công Phúc Nguyễn Tại sao cứ phải giống Trung Quốc?????????????????/
  • Mai Quynh Bai viet fan tich sau sac va neu ra dc cai hay - cai do cua tho, Viet nam ta dung la wa nhieu nha tho va CLB tho, xet cho cung tho cung la nhung ngau hung sinh dong va bat thuong trong cs thoi,nhung ....kp luc nao cung tho duoc.
  • Hương Tta THơ hay và gái thì đẹp ,nhất Bình Địa Mộc
  • Trần Hà Thái quá bất cập
  • Hải Thụy Lê Ngọc Đúng là một bài viết cần tham khảo cho thấu đáo, để tránh đi cái hợm mình hủ lậu của những ông nhà thơ coi trời bằng vung " THƠ không là gì hết,nó chỉ phương tiện để cho mình hòa nhập,thù tạc với " Bầy - đàn " lếu láo cho vui ! Nhiều lúc không biết đi đâu và nói cùng ai .,đành phải xổ toẹt vào thơ- nghỉ lại đúng ta một gã hèn ! các bạn ạ !
  • Motthoi Denho Mấy bố này ''Ngộ ''hết rùi..
    Sao không nói với chính cảm nhận của mình..
    Văn,thơ,ca ,kịch,cải lương ..thay đổi qua từng giai đoạn của Đất Nước và Con Người..Là những vũ khí tinh thần chiến thắng kẻ thù,chắc các bố không quên thơ..Mẹ Suốt..Bâm ơi...!
    Khi đất nước không còn chiến tranh..chuyển đề tài phản ánh cuộc sống thực tại....
    Thắng hay bại..thành danh hay không là do mỗi con người,mỗi gia đình là một tế bào CỦA ĐẤT NƯỚC..
  • Thiết Phan cAM ƠN BĐMỘC RÁT NHIỀU...
  • Chung Thủy Thật là tội nghịêp Tác giả bài viết ! chắc từ nhỏ tới lớn ông ấy phải nghe tòan Thơ Thẩn nên ngán tới cổ và hậu quả là bây giờ cổ súy cho phong trào bài thơ! Thôi anh Bình Địa Mộc cứ việc làm thơ, chắc ông ta ko đọc đến thơ ai nữa đâu. Cmt của anh Trần Hà đúng lắm: Thái quá bất cập!
  • Võ Hoàng Anh Thơ , Văn , Ca , kịch là tùy sở thích của từng người, đừng vì mình dốt nát về thơ mà chê người khác Hải Thụy Lê Ngọc ạ.
  • Hải Thụy Lê Ngọc VO HOANG ANH ý bạn đối với bài viết trên như thế nào (trình độ như thế nào gọi là dốt nát ? )
  • Bình Địa Mộc Võ Hoàng Anh hiểu lầm ý anh Hải Thụy Lê Ngọc rồi, nói chung chúng ta đang soi lại mình nhân đọc bài của triết gia Nguyễn Hoàng Đức đấy, chúc 2 bạn vui nha!
  • Lão Cóc Ghẻ NÀY ANH MỘC !NẾU EM KHÔNG NHẦM THÌ ANH CŨNG LÀ MỘT NGƯỜI LÀM THƠ KHÔNG ÍT TRÊN FB ĐẤY . CÒN NÓI VỀ THẰNG TÁC GIẢ BÀI VIẾT ẤY . NGU LẠI BÀY ĐẶT LÝ LUẬN . HẮN CHÍNH LÀ KẺ NGU TỎ RA NGUY HIỂM...MÀ CÒN MỘT LŨ A DUA KHEN BÀI VIẾT MÀU SẮC... BÀI VIẾT HAY. THẾ CHÚNG NÓ KHÔNG NGHĨ VỀ KHÍA CẠNH TÍCH CỰC CỦA THƠ À.... ĐỒ THIỂN CẬN
  • Bình Địa Mộc Lão Cóc Ghẻ ạ, mộc thấy bài viết kỳ kỳ nên mới pót lên để mọi người tham khảo, bên FB nầy ít ý kiến hơn còn bên blog nhieuf phản ứng lám
  • Bình Địa Mộc http://binhdiamoc123.blogspot.com/2013/07/suu-tam-vat-het-tho-i.html

    binhdiamoc123.blogspot.com
    Có thể nhiều người thấy ngại khi đọc bài này, em thì thấy có nhiều nội dung đúng và có ích cho bản thân anh ạ
  • Ngô Thái Suy nghĩ thật cực đoan và hết sức chủ quan
  • Bích Nguyễn cái gì cũng có hai mặt trái phải. Sự lên ngôi của cái "Nhuôm nhuôm" là điều nhức nhối của toàn xã hội mà ko phải lỗi tại thơ. Nói thơ làm tụt lùi văn học có nên chăng hỡi người cầm bút...
  • Phạm Văn Thơ thiên về tình cảm hơn là lý trí, là tiếng nói của đáy lòng. Không có thơ xem như một mảng tâm hồn bị khuyết tật.
  • Khanh Cuong Dang Không nên lấy giải NO BEN ra làm tiêu chí duy nhất. Thơ là một phần hồn quan trong của giống nòi Việt ta. Nó di dưỡng nhiều giá trị văn hóa, đạo lý cho nhiều thế hệ. Đừng hốt hoảng khi thấy người người làm văn vần, nhưng thích gọi là thơ cho oai, và tác giả làm ra thơ thì đương nhiên là "nhà thơ". Trong hiện trạng tầm văn hóa hiện nay, không ngăn được trào lưu này đâu. Nhưng qua sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, Phần còn lại sẽ là thơ đích thực. Tôi có mấy lời với tác giả Nguyễn Hoàng Đức cùng bạn đọc như vậy. Ai nghe thì nghe, không nghe thì thôi.


53 nhận xét:

  1. Có thể nhiều người thấy ngại khi đọc bài này, em thì thấy có nhiều nội dung đúng và có ích cho bản thân anh ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cứ theo ý tứ mà suy:
      Nhập vào BẮC QUỐC,còn gì nói đâu!!Đọc bài này,chim quặn đau!

      Xóa
    2. theo anh thì cũng có một số thông tin cần suy luận, cần nghiêm túc rút ra bài học về hành xử với thơ , nhưng cơ bản là thơ vẫn đang tồn tại, đang có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng em ạ!

      Xóa
    3. thanh kiu Bác Nặc đã ghé thăm, nhưng bác còm ngắn quá hổng kịp hiểu đó, Bắc Quốc là gì vậy bác?

      Xóa
  2. Kể ra cũng hơi quá nhưng giật mình vì phản ánh rất đúng tình trạnh thơ Việt hiện nay !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh định nói về thơ Thiều,và thơ "thi vân Yên Tử"???

      Xóa
    2. thơ nào cũng là thơ hết Nga ạ, nhưng thơ Yên Tử thì linh hơn, ai giả mạo hoặc nhại lại sẽ bị lộ tẩy liền, thanh kiu anh Phương và Nga nghe!

      Xóa
  3. Thơ là chỗ dựa tinh thần
    Cho ai xa xứ đôi lần nhớ thương
    Thơ đâu cần bổng cần lương
    Chỉ cần có được tình thương con người!

    Lý rất thích A Mộc phản ánh đúng sự thật,sự thật hay mất lòng.Ít người giám đối mặt thời nay A Mộc nhỉ!
    Chúc A ngày mới an vui HP nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ui, Lý ơi bài nầy anh Mộc sưu tầm đó, em phải còm lại rằng "anh Mộc rảnh ghe!" mới đúng, em vui!

      Xóa
  4. Sao lại vất hết thơ đi
    Thế Bình Địa Mộc viết gì online? he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. viết rằng có một anh kia
      vì yêu nên nhặt nắng lia qua cầu ...

      Xóa
  5. Triết gia có khác, lập luận, phân tích với các dẫn chứng thực tế xác đáng. Tuy nhiên, ông này chưa gặp 555 và Bình Địa Mộc nên ăn nói hàm hồ.
    _Thực trạng ông ta nêu có phần đúng. Thơ bừa bãi, tuỳ tiện, vụn vặt, bạ đâu cũng đọc, cũng dán bừa phứa và bất kể, bất biết lý do gì cũng làm thơ.
    _Thơ hấp hấp dở dở, ẩm ương vớ vẩn, khoe khoang sính chữ.
    Nhưng ông ta nói 555 hay anh Mộc như vậy thì được, ông ta không được Mẹ ru những câu Kiều, tiếng ầu ơ tuổi thơ một thuở trên nôi. Ông ta chẳng được ai phân tích "Quê Hương_Giang Nam", "Núi đôi_Vũ Cao", "Mẹ Suốt_Tố Hữu"...chứng tỏ ông học dốt hoặc không được học. Suy ra ông cũng sính chữ như 555.
    _Những ca khúc để đời của Trịnh Công Sơn (phần lớn là thơ), "Hương Thầm", "Phượng Hồng", "Ca Dao em và tôi", Dân Ca Quan họ các miền là thơ biến thể đó.
    Kết luận: Đừng phủ nhận vai trò của thơ chỉ vì nhìn thấy những dị dạng của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộc trả lời chung phía dưới rồi nghe, chúc 555 làm thơ hay hơn hồi còn trẻ vì đã chín ... chắn rồi!

      Xóa
  6. Đúng là bài viết của một kẻ ngu dốt nhưng bị bệnh TỰ VĨ CUỒNG , một dạng tâm thần . Một Dân Tộc không có một nền Văn Hiến trong đó có Thi Ca thì đó chưa được coi là một dân tộc .
    Vớingười VN lời thơ đã thâm nhập vào cuộc sống từ khi mới chào đời qua những lời ru của mẹ . Lời thơ đi theo trong các cuộc chiến tranh giữ nước của LÝ THƯỜNG KIỆT , TRƯƠNG HÁN SIÊU , PHẠM NGŨ LÃO .. Đến các bài thơ đầy xúc cảm trong việc truyền dạy nhân cách , ca ngợi non sông ... Không thể nào nói hết .
    Trong xã hội bao giờ cũng tồn tại một loại người Dốt mà nghĩ mình giỏi . Làm không nổi một bài thơ hay mà dám nói đem vất hết thơ đi . Tự vả vào mồm mình .
    Mang chuyện Tây , Tầu ra minh họa ... Kiến thức thủng lỗ chỗ . Thật đáng thương .
    Lâu rồi mới ghé thăm Mộc . Thấy bài viết khó chịu quá nên nói vài lời . Chúc Mộc vui khỏe nha .

    Trả lờiXóa
  7. NGUYỄN HOÀNG ĐỨC LÀ AI NHỈ ? CÓ AI BIẾT KHÔNG TA ? CỨ DUY DANH ĐỊNH NGHĨA THÌ ÔNG ẤY LÀ "ĐỨC HOÀNG ĐẾ" HOẶC LÀ "ĐỨC VÀNG" GÌ ĐÓ CƠ ĐẤY !?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học Giả Nguyễn Hoàng Đức
      Học giả Nguyễn Hoàng Đức Sinh ngày 25 tháng 4 năm 1957 Ông bắt đầu nghiệp viết văn từ 1991 với chuyện ngắn đầu tay Những người chăn kiến.
      Tác phẩm đã in

      + Những người chăn kiến: Tập truyên ngắn, NXB Hội nhà văn, 1992
      + Kẻ hành hương từ đời đến thơ (trường ca)
      Một tuyên ngôn hành trình của người hùng đi tìm mỹ học.
      + Đợi... chuyến đò đã lỡ (trường ca)
      Một bài thơ tình dài nhất thế giới.
      + Điệu kèn cô đơn (thơ)
      Một tập thơ tự do với thông điệp của tư tưởng
      + Leo gác ngược. Tập truyện ngắn, NXB Văn hóa dân tộc, 2000

      + Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ. Tiểu luận phê bình, NXB Văn hóa dân tộc, 2000
      Hơn 50 bài viết bàn về hành trình chiến lược của văn học Việt Nam khởi từ thực tại và trình độ của các cây bút... Cuốn sách đã quyết liệt đề cao giá trị mỹ học và tính tư tưởng của văn học, thẳng thắn chỉ ra sự lúng túng về nhận thức và loay hoay trong cảm xúc. Gạn đục khơi trong để hướng đến một nền văn học đích thực.
      + Luận về tình yêu, 2 tập, Tiểu luận, NXB Thanh niên, 1998
      + Tình yêu phong thánh con người, Tiểu luận, NXB Văn hóa dân tộc, 2001
      + Ý hướng t��nh văn chương. Chuyên luận, NXB Văn hóa dân tộc, 1999
      Gồm 6 chương, đi từ bản tính sáng tạo, qua chân lý, đến Thượng Đế, rồi hạ xuống con người, đến siêu hình học, và văn chương cứu rỗi con người, đến phương tiện của tư duy và văn chương – chính là chữ nghĩa.

      Xóa
  8. Ồ.THAM KHẢO CŨNG ĐƯỢC.NHƯNG DÂN CHỢ NÓI RẰNG CÒN NHIỀU CHUYỆN PHẢI BÀN.

    KHỔ CHO ĐỖ PHỦ,LÝ BẠCH.BẠCH CƯ DỊ...họ mang những sản phẩm của các ông đổ hết vào sọt rác rồi.

    TANG-THƯƠNG!

    đúng quá thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THÔI EM Ạ, MÌNH CHỈ NÓI NGẦN ẤY THÔI, GỌI LÀ AN ỦI CHO THƠ ... CỦA MÌNH, CHÚC EM VUI!

      Xóa
  9. 1- Cái ông Nguyễn Hoàng Đức nào đó giận cá chém thớt, nói ra để nghe tranh cãi cho vui thôi, chớ trong thâm tâm chưa hẳn đã nghỉ thế.
    2- Có thể một số người Trung Quốc na ná như ông Đức tẩy chay thơ, chớ nền văn học Trung Quốc không có chủ trương tẩy chay thơ. Kinh thi, Đường thi không chỉ là niềm tự hào của Trung Quốc mà còn của thế giới. Trong tập NHỮNG NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI có bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu và bài Phong kiều dạ bạc của Trương Kế. Hai bài thơ hay từ ngàn xưa, hay đến hôm nay và hay cho mãi mãi.
    3- Hai ông Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn được giải Nô Ben không phải do thơ mà do tiểu thuyết. Trong đó Cao Hành Kiện bỏ cộng sản Tàu đi theo Tư bản Tây. Nhà nước Trung Quốc đã phản đối Ủy ban Nô Ben vì trao giải cho Cao Hành Kiện.
    4- Vậy thơ là gì, bản thân thơ có tội gì để ruồng bỏ nó? Từ điển tiếng Việt định nghĩa: thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc. Ông Nguyễn Hoàng Đức à, trong cái định nghĩa đó thì yếu tố nào cuả thơ làm ông cay cú bảo vất thơ đi.
    5- Một thời người Việt ta ăn theo ông Nguyễn Du, ngộ nhận nước Việt là nước thơ, dân Việt rặt nòi thi sĩ cho nên ai cũng làm thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, đến nỗi dựng lên lá cờ thơ, cho thơ bay lên trời trong ngày lễ Nguyên tiêu. Thực ra người ta nịnh cụ Hồ, vì sinh thời cụ có bài Nguyên tiêu hơi hướng Phong kiều dạ bạc của Tương Kế bên Tàu.
    6- Thơ phản ảnh tình cảm con người, thể hiện tư duy của một dân tộc. Trước đây và cả ngày nay thơ chưa bao giờ là thế mạnh, là đặc sản của Việt Nam. Khi nền kinh tế của ta gần như đội sổ Đông Nam á, thua Thái 89 năm, thua Sing 150 năm thì thơ cũng không ngóc đầu lên được. Cái gọi là thơ bán nhan nhản trong các nhà sách chủ yếu là hò vè, là nói vần, nói lối, văn xuôi qua hàng nhiều lần. Người làm thơ để khoe mẻ, đẻ lòe đời, để tung hô khẩu hiệu "Văn mình vợ người". Một nhà thơ lớn vong bản đến nỗi: "tiếng đầu đời con gọi Stalin", một nhà thơ lớn khác vong bản không kém "Bác Hồ ta đó cũng là bá Mao"
    7- Như vậy thơ không có tội, chỉ người làm thơ cơ hội, không có cảm xúc chân thức, không đủ tái năng diễn đạt, không có tư cách làm người lại ưa làm thi sĩ. Bạn Bình Địa Mộc của chúng ta thực sự đã làm thơ, bu tui chưa nói là thơ hay hoặc dở, mà bạn không nói vần, không chế tạo ra hò vè dể dải....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, cảm ơn anh Bu đã bỏ công đọc và còm cho mọi người thông hiểu quan điểm nhạn xét đánh giá về hoạt động thơ nói chung, về nội dung bài viết nầy nói riêng, đã làm sáng tỏ thêm nhưng cái được và chưa được của thơ mà ta luôn trăn trở, tuy nhiên nói quá di một tí sẽ làm đau lòng tất cả anh ạ, kính chúc anh vui!

      Xóa
  10. Xét về mặt tổng quan,khó chấp nhận được.trên khía cạnh nào đó,cũng nên cần lành mạnh.Muốn có tác phẩm lớn phải hội tụ nhiều yếu tố,chắc chắn không thể thiếu tâm và tầm rồi....cơ bản vẫn ở nền tảng và thiết kế tương lai.Còn thơ ca mang tính sinh hoạt là nhu cầu tất yếu cũng góp phần làm phong phú cuộc sống lên....Chúc vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, cảm ơn anh đã còm cho mộc, về thực trạng thơ nói chung về sáng tác thơ thời gian gần đây nói riêng có nhiều việc phải suy nghĩ thêm , phải cẩn thận khi phán xét thơ anh ạ, kính chúc anh vui nha!

      Xóa
  11. Thưa các anh, các chị, các bạn cả bên FB lẫn blog Bình Địa Mộc xin có đôi lời về entry nầy như sau thay vì trả lời từng comment, mong quý bạn thông cảm:
    - Việc triết gia Nguyễn Hoàng Đức là ai, tại sao ông ta viết bài nầy và bài nầy đã được dư luận thẩm định đúng sai thế nào, hạ hồi phân giải nhé!
    - Về những hiện tượng (chứ không phải bản chất) tiêu cực trong thơ nói riêng trong văn hóa nghệ thuật nói chung là tất yếu khách quan một khi mặt bằng nhận thức chung của chúng ta yếu kém, thử nhìn cái cách chúng ta tham gia giao thông thì biết!
    - Về thành quả của thi ca VN nói chung trong suốt nhiều thập kỷ qua đã minh chứng khá nhiều, nhất là trong những năm chiến tranh ác liệt, thơ trở thành một nguồn động viên, một động lực mạnh mẽ cổ vũ chúng ta xông trận và chiến thắng, bởi những bài thơ, câu thơ bất hủ như một sấm lệnh ban truyền "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". Ngược thời gian trở về quá khứ thơ VN có những bài đã trở thành bản tuyên ngôn dân tộc như bài Hịch Tướng Sỹ của Lý Thường Kiệt, bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, mà không một áng văn chương nào sánh kịp, vậy không gọi đấy là thơ thì ta gọi bằng gì !
    - Cụ thể thêm một chút, theo Mộc khi nói về cái TÂM thì không ai không nhắc đến câu "trăm năm trong cõi người ta / chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" ; tương tự như thế khi nói về cái tài thì ta nhớ ngay đến câu "chữ tài đi với chữ tai một vần". Còn nói về tầm vóc VN (tầm) thì lại có câu "chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ", đó là thực tế, là minh chứng hùng hồn cho sự độc đáo của thơ, chỉ một câu thôi mà ta vừa thấy sự chịu thương chịu khó, vừa tự hào cho một dân tộc "đầu đội trời chân đạp đất" thay vì viết hàng ngàn trang tiểu thuyết. Đấy là thơ ...
    - Và, cuộc sống quanh ta còn rất rất nhiều câu thơ, bài thơ đã âm thầm "mặc định" về tình yêu lứa đôi "núi vẫn đôi mà anh mất em"; về nỗi đau thế thái nhân tình "còn hai con mắt khóc người một con"; về tình đồng đội đồng chí "áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá". Ngoài ra thơ còn nhiệm vụ chắp cánh cho các nhạc sỹ thổi hồn vào bài hát, ví dụ hát về sự mất mát hi sinh cao cả của các Mẹ, các Chị có câu "ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ " cũng từ thơ mà ra đấy thôi!

    Trả lờiXóa
  12. Thủa 79-80,thanh niên hay ngồi quán nước ,xả láng bằng cốc CHÈ CHẠT và ĐIẾU THUỐC CUỘN CON GỪ,hay ê a đọc:

    Bữa cơm ăn không cá toàn rau
    mà ngăn sông làm điện,khoan biển làm dầu
    chân dép lốp
    đi nhờ tàu vũ trụ
    đời khoái thế
    từ khi ta làm chủ
    .........................
    Đây có phải thơ không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thơ trăm phần trăm luôn vì nó có nhạc, có họa, có du dương trầm bổng mà em, nhưng có lẻ thơ mới những năm gần đây người ta ít chú ý đến vần điệu nên bị xã hội phản ứng cũng đúng một phần, có nhiều bài đọc tức ngược cái cuốn họng em ạ!
      để anh sắp xếp lại khổ thơ em còm nghe thử nghe:
      bửa cơm không cá toàn rau
      ngăn sông làm điện khoan biển lấy dầu
      chân dép lốp lên tàu vũ trụ
      đời khoái thế từ khi làm chủ ...

      Xóa
  13. Lâu lâu Mộc quăng lên một cái ẻn thật lạ. Không biết Mộc có đồng tình hay phản bác cái ông triết gia Đức nào đấy không! Trước hết Mộc nên cho một cái nhận xét của riêng mình thế mới là một người công tâm.
    Theo mình nghĩ, thơ cũng có nhiều cái gọi là dỡ, nhưng nó lại là cái không thể thiếu của một tâm hồn. Nếu vất hết thơ, có nghĩa là cũng vất hết nhạc, hết văn, hết sự lãng mạn, vất hết tâm hồn.... nghĩa là con người ta chỉ còn mỗi cái xác với những suy tính giành giật, chém giết, ghen tị....vật chất . Con người giờ là một cỗ máy. Khi con người trở thành một cỗ máy thì xã hội có thể tiến bộ về nhiều thứ nhưng nó không phải là một xã hội của loài người.
    Ôi,chẳng hiểu thế nào là minh triết, thế nào là ngu triết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộc cũng đưa ra chút chút "phụ kiến" rồi đó, chứ chính thì hống dám đâu, đồng thời Mộc cũng nhất trí với Nguyễn THu là nếu vất thơ đi đồng nghĩa với ta hóa thành tượng đá, mà quên tượng đá cũng có linh hồn ấy chứ, hà huống con người, thôi thì chúng ta cứ "ngu triết " với nhau để mần thơ Thu nhé!

      Xóa
  14. Ghé thăm anh đọc thôi , ko ý kiến . Chúc anh Mộc sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  15. Những vần thơ
    KHÔNG THỂ & CÓ THỂ
    Mới thiệt là hay…
    Ko bít người có đọc chưa !!!
    Ôi, nếu người ko đọc thì thà vứt hết thơ đi cho rùi, anh nhỉ…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đọc hết rồi, còm luôn rồi đó em, nhân đây anh cũng báo cho em một tin vui là bài thơ SẮP HÀNG nói về thời bao cấp mà em cho là "bôi bác lịch sử" đó đã được báo Quảng Nam đăng rồi, họ mới gởi tiền nhuận bút cho anh đó, còn báo biếu thì chưa, em vui nha!

      Xóa
  16. Thơ văn thì em không bàn đến vì em không biết gì..hiii sang đây chỉ để thăm anh và đọc thơ anh thôi chúc anh thứ tư tràn đầy yêu thương!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn em đã ghé thăm và đọc bài, chúc em chiều thật vui nha!

      Xóa
  17. Anh Mộc à!
    Dù là thơ "con cóc" thì cũng gây được nụ cười mà một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ kia mà ......sao lại vứt hết đi phí phạm quá!Tôi có bài thơ vui thế này :
    Thơ có ra thơ, cậy có thơ
    Thơ nhà xuất bản, trả nhà thơ
    Thở than bệnh sĩ luôn than thở
    Thơ tập viết - tiền - được tập thơ
    Tớ - cậu, tung hô cho: cậu - tớ
    Thơ nàng tám cẳng, cũng nàng thơ
    Trở trăn in ấn, bao trăn trở?
    Thơ bán ai mua? Hở? Bán thơ?
    Thơ đăng trong bài:
    http://xuandaocz5.blogspot.com/2013/07/tho-moi-hoa.html#comment-form
    Chúc anh vui vẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, mộc thanh kiu anh Đào đã ghé thăm và đồng nhất quan điểm bảo vệ thơ như một người bạn thân của chúng ta, thực ra trong văn đàn VN, thơ đứng hàng đầu sau các thể loại khác bởi thơ rất khó làm, thơ được chưng cất, tinh lọc ra từ các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phim ảnh, đặc biệt là nhạc phần lớn sinh ra từ thơ ... kính chúc anh vui!

      Xóa
  18. Lâu lắm em mới vào nhà anh Mộc, và đọc bài này, nói thiệt là...đồng ý cũng có ( mà tí xíu thui ), và không đồng ý cũng có ( hơi bị nhiều ).

    Thứ nhất, theo em cảm nhận, tác giả bài viết có lẽ hơi quá chủ quan khi bảo : " Người Việt Nam cũng rất coi thường thơ chỉ trong hai từ “Thơ – Thẩn”. , hay " thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi."

    Em không nghĩ vậy, và cũng không đồng tình.

    Có lẽ do bức xúc từ những ung nhọt núp bóng Hội, mang tên Nhà đó, mà cả bài viết, em chỉ cảm nhận được thái độ hằn học.

    Theo em nghĩ, thơ không có tội, người yêu thơ cũng không có tội. Nói thơ là " khoe chữ trong xã hội ít học ", thiệt là...khó chấp nhận. Em cũng ít học, cũng chẳng biết thơ khoe gì, chỉ biết, có ai mà không rung động khi đọc lời " quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi." hay " Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm. Có những gày trốn học bị đòn roi. Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất. Có một phần xương thịt của em tôi ".

    Với em, đã gọi là văn chương, đã gọi là thơ, thì cái đó thuộc về tâm hồn, cảm xúc rồi. Mà không ai có thể xây dựng,kiến trúc, hay hoạch định, qui hoạch cho cảm xúc được. Nếu bó buộc theo mục đích , cảm xúc có còn là cảm xúc không? Hay chỉ là những con chữ khô queo ?

    Nếu là người cầm bút, em nghĩ,cái mà người cầm bút hướng tới, chính là sự chia sẻ, đồng cảm, đón nhận của người đọc. Và nếu thơ vẫn làm được điều ấy,tại sao kêu gọi " vứt thơ đi " ?

    Túm lại, dù là tác giả có xin lỗi những nhà thơ chân chính bằng một câu ngắn ngủn gần cuối bài, em nói thiệt, chả đồng cảm chút nào với bài viết theo kiểu " quơ đũa cả nắm " như vậy.

    Tội nghiệp những bài thơ mà em thương quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Võ Đan Thùy thân mến!
      - Nếu anh nhó không nhầm thì từ hồi tết đến bây giờ em không qua nhà Mộc, tuy thấy Mộc xàng xê vậy nhưng bạn bè chung quanh ai thế nào, thế nảo Mộc đều biết hết, có điều lên tiếng hay im lặng mà thôi, tất nhiên Thùy với anh Mộc đang ở trong mối quan hệ "dương tính" nên không phải suy nghĩ nhiều, mà nên cười ... trừ nhé!
      - Về quan điểm thơ nói riêng, văn nghệ nói chung thì ta nên có một cái nhìn khách quan, toàn diện bởi vì đó là lĩnh vực tâm hồn, chỉ cảm nhận bằng cảm xúc chứ không sờ mó bằng tay chân được, mà cảm xúc lại tùy thuộc vào tâm sinh lý từng người, từng lúc từng nơi ...
      - Như ta đã biết muôn đời nay thơ như người vợ, người mẹ, người chị, người em ... đồng hành với ta trong dặm trình cơm áo, trong thăng trầm bay bổng, trong bung biêng hẩng hụt ... nên không thể phủ nhận thơ như bài viết trên được, có chăng là cần gạn đục khơi trong để cho thơ mỗi ngày thanh thoát hơn, dịu dàng hơn mà thôi
      - Em biết không, Hàn Quốc là một quốc gia châu á, có nhiều lãnh vực giống ta nhưng họ biết nhân lên, giàu lên từ ca nhạc và phim ảnh, mà ca nhạc là phim ảnh cũng mang một phần máu thịt của thơ đó em!
      - Cuối cùng anh xin tặng 4 câu thơ nhân sự việc nầy nhé
      em đuổi tôi rồi ra khỏi vầng trăng
      đêm bổi hổi đi tìm con dế gáy
      lật câu thơ từ hoang đồng đỏ cháy
      gặp bóng mình xơ xước cấu cào đêm ...

      Xóa
    2. Ai sai rùi, từ tết tới giờ em có qua, không qua sao thấy hình mấy anh chị họp mặt vui lắm. Có điều là không còm thui.
      Em cũng giống anh, không ký tên ở nhà anh, không có nghĩa là anh viết cái gì em không xem đâu nghen .
      Còn quan hệ " dương tính " là cái gì em hổng hiểu anh ui .
      4 câu thơ này hay chứ bộ. Ai dám nói " người Việt coi thường thơ, ghép thơ với thẩn "?!
      Thui, chủ yếu là bài tỏ quan điểm về một vấn đề cho vui thui, không có gì to tát anh hén.
      Chúc anh cùng gia đình vui, khỏe. anh nhé.

      Xóa
    3. em qua nhà một bước chân
      dấu nhòa nhạt để lại gần ngõ mê
      lùa thùa tay vén thao thê
      buồn thiu thiu bắt bóng kề cận đêm ...

      Xóa
  19. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộc đọc nội dung comment của bạn bên họp thư rồi, hay lắm, chúc bạn vui nha!

      Xóa
  20. Mấy hôm nay HG bận học mần thơ nên không ghé qua thăm Mộc , nhà lao xao đông vui nhỉ !
    Không ý kiến ý cò gì ráo , mai HG dzìa gom hết thơ của mình lại in thành nhiều tập rồi mang ... cất kẻo " dị " NHĐ kia lại quất thêm một bài nữa thì có mà chít ... hehe ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. biết vậy thì cứ gom tiền lại mần thử một quả thơ nhiều tập đi em, biết đâu sau một bài viết cái tên HG còn nổi hơn NHĐ nầy chứ chẳng chơi, vui nha!

      Xóa
  21. HD cũng phải bắt chước Huỳnh Gia gom thơ mình lại cho vô hũ cất thôi... hichichic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nói vậy thôi chứ không đến nỏi gì đâu bạn ạ, chúc bạn vui!

      Xóa
  22. BÀI VIẾT THẬT HAY THẬT HẤP DẪN QUÁ ANH ƠI. EM ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ NHƯ SAU :

    Thơ chính thức là gì? Đó là sự ngâm nga vần vèo truyền khẩu giành cho những
    người mù chữ cũng như không có sách để đọc. Trong một xã hội ít học thì thơ còn
    đóng vai trò khoe mình đã thoát bệnh mù chữ.

    NÓI VỀ NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ CỦA TA, NGOÀI NHỮNG TÁC PHẨM LỚN CỦA NHỮNG NHÀ VĂN CÓ TÊN TUỎI NHƯ LÀ:
    NGUYỄN CÔNG HOAN, VŨ TRỌNG PHỤNG, NGÔ TẤT TỐ, NAM CAO , HỒ BIỂU CHÁNH,NHẤT LINH, KHÁI HƯNG V,V...
    NGOÀI CÁC ÔNG NÀY RA , THÌ CHẲNG CÒN AI XUẤT HIỆN TRONG NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ,VÀ CŨNG CHẲNG THẤY TÁC PHẨM MỚI NÀO RA ĐỜI CẢ .TRONG KHI TRUNG QUỐC THÌ CÓ NHIỀU NHÀ VĂN , VÀ NHIỀU TÁC PHẨM VĂN HỌC RA ĐỜI, LẠI ĐƯỢC DỰNG THÀNH FILM NỮA RẤT HẤP DẪN
    MONG RẰNG VIỆT NAM SAU NÀY , CÓ NHIỀU TÁC PHẨM VĂN HỌC HAY ĐỂ XÂY DỰNG NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ CÀNG THÊM PHONG PHÚ SÁNH VAI CÙNG VỚI NỀN VĂN HỌC QUỐC TẾ
    HN GHÉ CHƠI NHÀ ANH MỘC. CHÚC ANH MỘC NGÀY ĐẦU TUẦN VUI VẺ , VẠN SỰ NHƯ Ý NHÉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn em đã ghé thăm và chia sẻ entry, thực ra nói về thơ thì cả trăm năm nay rồi, chưa ai thấu đáo bởi đó là thứ ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người, có khi chỉ cần một câu cũng đã thành thơ hoặc bài ba bài cũng nhớ đời nhưng ngược lại có đến vài trăm bài, vài tác phẩm vẫn chưa thành thơ, thành văn được, đấy chính là nghệ thuật, nhất là trong thời kỳ thông tin bùng nổ như hiện nay thì không ai xác quyết được việc gì, hãy để mọi thứ diễn ra theo lẽ tự nhiên là cách tốt nhất em ạ như ngày xưa các cụ bảo "nghề chơi cũng lắm công phu" là ổn nhất, em vui nha!

      Xóa
  23. TIÊC !!!

    Người ta bảo vứt thơ đi

    Còn tôi vẫn tiếc nên đi chuốc về

    Phần vì trống vắng nhiều bề

    Hồn hoang hiu quạnh không kê được bằng

    Phần vì tâm thức nhớ trăng

    Đêm thâu còm cõi cung thăng giáng lòng

    Nên chăng mơ mãi mầu hồng

    Để hồn thi phú bềnh bồng lãng du

    Phải chăng giữa kiếp mây mù

    Lang thang một kẻ đánh đu ngược đời ...

    Trả lờiXóa