(diễn viên Việt Trinh: thế hệ vàng của điên ảnh Việt Nam - sau giải phóng)
Quả vậy, nhân loại bắt đầu làm thơ từ lúc nào, có người đọc thơ từ lúc nào… thì cũng ngay lập tức câu hỏi này được đặt ra: - Thế nào là một bài thơ hay?
Trên đời này có bao nhiêu bài thơ được người đọc thấy là hay thì cũng có bấy nhiêu câu trả lời cho câu hỏi trên – và khi ta buộc phải viết hay nói ra những điều này thì ta đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thừa, thừa mứa các suy nghĩ, các lý lẽ, các dẫn chứng… , và ta biết khủng hoảng thừa cũng phiền phức chẳng kém gì khủng hoảng thiếu. Nói ngay như vậy để tự mình khỏi lăn tăn khi trả lời, cứ viết đến đâu… hết giấy thì ta dừng lại, hahaaa…
Vâng, câu trả lời giản dị nhất đời thì là thế này:
- Một bài thơ hay là một bài thơ ít nhất được một người đọc trên đời thích nó theo cách thích một bài thơ. - Thế thôi.
Liền hỏi tiếp:
- Theo cách thích một bài thơ nghĩa là thế nào? – Đáp:
- Là thích không phải vì một lý do gì khác ngoài thơ ra, ví dụ như vì nó buồn cười, nó dở hơi, nó quái dị, nó đáp ứng một cái tình tiết riêng của người đọc ấy vào phút ấy, ở nơi ấy…v.v…và v.v…
Nhưng rõ ràng một bài thơ càng tự chứng tỏ được mình là hay bao nhiêu khi càng có nhiều người thích nó bấy nhiêu – nhưng đừng quên người thích nó là ai, khả năng cảm nhận thơ đến đâu, nên chính sự thích thú này lại phân hóa người đọc ra nhiều đẳng cấp.
Một ví von giản dị nữa: Tiếp nhận một bài thơ hay cũng tương tự như khi ta đối diện với một cô gái đẹp, hay nếm một món ăn ngon. Cả cái sự “đẹp” và “ngon” này vừa có tiêu chí chung, vừa có tiêu chí riêng tức cái “gu” hoặc “khẩu vị”, tức là những lý do bao la như nhân loại vậy.
Vì vậy, chúng ta đành khuôn nó vào những tiêu chí chung thôi, bởi trong hệ thống tiêu chí chung này cũng đã là một biển cả những vấn đề nói mệt nghỉ rồi, vì chúng luôn bao gồm một mớ mâu thuẫn dính vào nhau như vạn sự trên đời đều có mặt phải mặt trái.
Theo tôi, tạm đi vào vài tiêu chí phổ biến nhất trong các quan niệm xưa nay về thơ nói chung và thơ hay là thế này:
1. Thơ chỉ thuộc phạm trù cảm xúc hay gồm cả tư tưởng?
Nhà thơ nổi tiếng bậc nhất của thé kỷ 20 là Xuân Diệu từng tuyên bố: “Quy luật của thơ là quy luật của cảm xúc, như đã là nước thì có thể trong, có thể đục, có thể đầy có thể vơi, nhưng không thể KHÔ”. Còn nhớ có lần được ngồi cạnh ông và nghe ông nhắc lại tuyên bố này cho nghe, tôi đã hỏi… vặn ông: “Vậy tư tưởng thì sao thưa anh?”. Ông đáp lạnh tanh: “Quy luật là thời gian sẽ thanh toán nó trước tiên!”
Thế là rõ: Với các nhà thơ lập danh từ thời Thơ Mới và vô số các nhà thơ Việt Nam và Phương Đông nói chung, thơ là tiếng nói của cảm xúc và chỉ có cảm xúc mà thôi.
Vậy, trong trường thơ này, một bài thơ hay dĩ nhiên phải là bài thơ tràn đầy cảm xúc, dồn nén, truyền cảm, ám ảnh… Chúng ta không thể phản bác được các thi sĩ duy cảm này, bởi vì họ nói rất đúng. Một bài thơ mà chỉ toàn lý sự chay, bằng ngôn ngữ khái niệm… thì không có chỗ ở đây. Và bao năm trời, ta từng run rẩy với những kiệt tác “thơ duy cảm” của các nhà Thơ Mới và nhiều nhà thơ sau này nữa… Những bài thơ như “Tiếng thu”, “Tràng giang”, “Ngậm ngùi”, “Đây mùa thu tới”, “Tương tư chiều…”, “Mùa xuân chín”, “Chân quê”…. mãi còn khiến ta xúc động, buồn vui theo chúng… Và với khả năng vượt thời gian như vậy – chúng đích thị là những bài thơ hay.
Và cái hay đó thuộc về nguồn mạch quá dào dạt của cảm xúc. Để dẫn chứng cho loại thơ hay do tràn đầy cảm xúc này thật có thể nói cả ngày không hết:
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Một bức tranh chấm phá với một vài âm thanh mơ hồ… là tất cả chất liệu của kiệt tác số 1 của thơ thế kỷ hai mươi của chúng ta!
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quên dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Và:
“Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau
Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi”
Đấy là nỗi buồn thiên cổ của nhà thơ sầu muộn nhất thế kỷ hai mươi Huy Cận. Còn Xuân Diệu ư, chỉ một câu hỏi tuyệt đối vu vơ và duy cảm hoàn toàn đủ vẽ chân dung mình:
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”…
Hết!
Không một chút lý do (lý trấu, hihii…), chẳng phân tích, giảng giải…gì hết. Buồn vui đều vu vơ, khóc cười đều vô cớ… thì còn biết cắt nghĩa ra sao???
Chúng ta ngả mũ trước những câu thơ hay, những bài thơ hay duy cảm và chắc chắn không bao giờ phản đối tín điều này của các nhà thơ lớn ấy, vì nó là một phần vô cùng quan trọng làm nên chân lý về thơ.
NHƯNG…
Có thật trong chất liệu thơ hay chỉ có rặt duy cảm không thôi hay không?
Bởi vì đây cũng là Xuân Diệu:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”
Và đây cũng là Huy Cận:
“Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người’
Còn với dòng thơ cách mạng thì càng khỏi nói, với một Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Đặc biệt là Tố Hữu:
“Khóc là nhục, rên hèn, van - yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm…”
Và chẳng hạn, trong bài thơ nổi tiếng của nhà thơ- liệt sĩ thời chống Mỹ Nguyễn Mỹ, bài “Cuộc chia ly màu đỏ”, với nhưng câu thơ một mình làm nên một cuộc tranh cãi, một cách dùng lý sự cố tình như khiêu khích:
“Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly”….
Đó vẫn chắc là những câu thơ mà không ít người Việt thế kỷ hai mươi vẫn thuộc nằm lòng, mà ta dễ dàng thấy chúng mang đầy lý tính, thậm chí còn triết lý chay bằng ngôn từ khái niệm như văn xuôi…
Nhiều nhà thơ, trong cuộc tìm kiếm để cách tân thi ca đã cảm thấy không còn vừa lòng với thứ thơ chỉ có duy cảm không thôi. Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu trong số này. Và vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ trước có một nhà thơ đã tích cực phá tung khuôn khổ của thơ duy cảm và đạt được một số thành tựu đáng kể - đó là nhà thơ Việt Phương với tập thơ “Cửa mở” gây tranh cãi một thời. Trong lời đề từ của tập thơ này, ông đã nói một cách hình ảnh một vị thế mới của chủ thể con người nhỏ bé trước sự đè nén của thế giới ngoại cảnh từ hàng ngàn năm nay:
“Ơi ngôi sao biếc trên trời
Sao long lanh thế vì người cần sao
Mai này ta đủ tầm cao
Sao cần ta lắm nên sao sáng ngời”.
Đó là một thái độ sống và cũng là một thái độ làm nghề của nhà thơ đã mang đầy chất tư tưởng, triết học vào trong thơ, với những câu thơ mang tính phản biện hiếm hoi trong nền thơ cách mạng, tuy một thời bị lườm nguýt nhưng nay thì đã hoàn toàn được OK!
Và đó là thứ thơ đã đặt một chân vào thơ duy lý.
Đây là một câu chuyện viết cả ngày không hết, mà nếu mở rộng ra thứ thơ đã được trang bị thêm đôi cánh của âm nhạc – tôi muốn nói đến kho ca từ vĩ đại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người đã đem triết học vào ca từ âm nhạc một cách “dễ như thò tay vào túi lấy đồ vật” …, - thì là một cuộc trò chuyện lý thú và bất tận luôn.
Nhưng thôi, một bài báo nhỏ không thể tham, xin nói tiếp một ý cũng rất bao la nữa:
2. Thơ là để hiểu hay để cảm?
Thực ra vấn đề này rất gắn bó với điều vừa nói ở trên, nhưng không phải là một.
Xưa nay, nhiều người đọc thơ đã quen khi đọc một bài thơ là phải tìm ra nó định nói một hay nhiều điều gì – ta quen dùng từ “thông điệp” để mô tả điều này một cách phổ quát nhất. Vâng, thơ là văn học, là nghệ thuật của ngôn ngữ, vậy thuộc tính của ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, hiểu nhau, thông cảm với nhau… Vậy thơ phải cần được người đọc hiểu nó. Thế thôi!
Những câu thơ xưa thì “dĩ tải đạo”, nay thì tự nguyện làm một thứ “vũ khí trên mặt trận văn nghệ” để tham gia vào công cuộc chiến đấu và xây dựng thì dĩ nhiên phải được người đọc hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của chúng, thậm chí chúng càng “đại chúng” bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Ấy thế, mà ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, khi cách mạng còn trứng nước, mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi, một cán bộ cách mạng, một nhà lãnh đạo văn nghệ, lại tung ra thứ thơ … không hoàn toàn dễ hiểu, với một chủ trương mà lúc ấy đã gặp phải nhiều sự bất đồng.
Đó là thứ quan niệm thơ vẫn phục vụ cách mạng và cuộc sống, dĩ nhiên, nhưng phải bằng cách của nó – và ở đây, thơ có những quy luật riêng, không thể bị đơn giản hóa thành một thứ văn học tuyên truyền có vần điệu thô sơ.
Từ đó, càng ngày các nhà thơ (chưa nói tới các nhà thơ sống ở vùng chính quyền không thuộc phía cách mạng) dần dần nhận ra rằng thơ là MỘT THỨ NGÔN NGỮ ĐẶC BIỆT, KHÁC HẲN VĂN XUÔI (và các loại văn khoa học), và trong thơ, ngôn ngữ không chỉ có tác dụng chở ngữ nghĩa thuần túy, mà nó còn truyền cảm xúc, tư tưởng bằng cái VỎ ÂM THANH - tức là phần không có nghĩa của nó. Và với thứ thơ này, người đọc vừa có cả sự HIỂU lẫn sự CẢM. Ở đây chưa nói đến những người cực đoan cho rằng thơ thuần túy chỉ là để cảm, không cần hiểu - thậm chí có người THẦN THÁNH HÓA thơ như một thứ tiếng nói của TIỀM THỨC, tức là không cần có Ý THỨC (có nhà thơ lúc ngủ cũng để bút giấy bên cạnh, trong mơ cũng làm thơ, tỉnh giấc phải ghi ngay, kẻo sáng ra… quên mất, hihii….).
Thú thực, chính tôi đã viết quá nhiều bài về điều nay, giờ nhắc lại thấy mệt và thừa. Chỉ lấy vài ví dụ thôi nhé. Chẳng hạn, nhưng câu thơ:
“Tài cao, phận mỏng, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương”
(Tản Đà)
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..”
(Quang Dũng)
“Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”
Và:
“Lúa ở đồng anh và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng tôi..”
(Nguyễn Bính)
“Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, bến nước Bình Ca..”
(Tố Hữu)
“Bờ lặng lẽ cát vàng
Thoai thỏa hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…”
(Xuân Diệu)
….
Đọc – đúng hơn là nghe những câu thơ như thế ngay người nước ngoài không biết tiếng Việt dù không hiểu nội dung cụ thể là gì nhưng vẫn cảm nhận được hồn vía chúng nhất định gợi ta đến những gì…
Và đó là cái mà giáo sư Phan Ngọc gọi là “ngôn ngữ quái đản” của thơ, thứ ngôn ngữ lấy chính nó làm mục đích tự thân.
Tôi không thuộc số cực đoan đến mức chỉ đứng hẳn về một phía mà vẫn công nhận ngôn ngữ thơ vẫn vừa mang ngữ nghĩa cần thiết vừa phải được hỗ trợ tích cực bởi những yếu tố phi ngữ nghĩa mà ta tạm gọi là NHẠC TÍNH.
Bài viết đã dài, để kết luận tạm thời xin kể một chi tiết nhỏ:
Nhân lúc viết bài này cho quý báo, vấn đề quá phong phú và thú vị nên tôi đã lăngxê lên cái trang mạng xã hội cá nhân của mình là facebook một cái “TEST”: mời mọi người chọn một bài thơ mà mình cho là hay nhất mọi thời đại trong nền thơ Việt Nam. Khó đấy, và sẽ rất phân tán. Nhưng nếu mọi người tham gia tích cực vào trò vui nay, ta sẽ phần nào hiểu được nhiều điều về cách hiểu và đọc thơ, yêu thơ của người Việt Nam, dù trong phạm vi bé tý của cái “tờ báo bỏ túi” của tôi, hihiii…
Và thú thật, với tôi, tại thời điểm này, tôi cũng có một sự lựa chọn, nhưng có lẽ phải giữ bí mật đã, hy vọng có lúc sẽ bật mí tên bài thơ mà tôi chọn là HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI CỦA THƠ CA VIỆT NAM!
Chỉ xin bật mí một tiêu chí để chọn của tôi là: Bài thơ hay nhất là bài thơ MANG PHẨM CHẤT TINH TÚY NHẤT CỦA THƠ, nghĩa là nó ĐÚNG LÀ THƠ NHẤT - thế thôi!
13.9.2014
A.N.
__________________________________
Quảng Nam, 10.2014
Bình Địa Mộc sưu tầm
Hôm nay đi lang thang trên mạng
Trả lờiXóatình cờ vào nhà bạn Bình Địa MỘC
Đọc bài viết vè những bài thơ hay
rất vui mừng được đọc ...tôi xin
hỏi và muồn có lời khuyên
1- tôi làm thơ lục bát viết một bài thơ giống như viết truyện..
vào đề ... phá đề và kết luận
vậy có nên làm như vậy không....
2- một số người họa thơ rất hay nhanh và còn hay hơn ng viết..
họ trả lời bằng thơ nói thành thơ
nhưng lại ít viết thơ và thơ đọc không có hồn.. không hay...
xin lời khuyên cảm ơn
mời bạn sang nhà dọc thơ và chia sẻ
chúc bạn luôn vui khỏe
Trước hết xin cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ bài viết. Sau đây Mộc mạn phép trả lời từng câu hỏi theo hiểu biết của mình, có gì không phải bạn bỏ quá cho nha!
Xóa1./ Thơ và truyện khác nhau, không thể nói cái nầy giống cái kia được. Tuy nhiên về nguyên tắc một bài văn xuôi phải có 3 yếu tố: mở đề, thân bài, kết luận, thơ cũng vậy nhưng thường người ta giấu đi, nên ít thấy. Còn nên hay không thì tùy bạn, có thể bạn không tuân thủ theo nguyên tắc nào nhưng tác phẩm vẫn hay, vẫn tồn tại theo thời gian. Đó là là nhà phá cách!
2/ Họa thơ và làm thơ cũng khác nhau nên không thể so sánh được. Tuy nhiên mình có thể nói ngắn gọn như thế nầy:
- Họa thơ là đi theo mẹ ra chợ. Mẹ mua cái gì con cầm cái đó rồi xách về nhà, nên có phần dễ dàng hơn
- Làm thơ là người đi chợ nên phải tính toán mua cái gì, tiền bạc đủ thiếu ra sao ... nhưng cả người chủ động đi chợ lẫn người bị động đi theo đều đến đích và về đích, cùng những món hàng giống nhau để phục vụ cho bữa cơm gia đình bạn nhé!
Cuối cùng:
- Theo chân bạn mình có qua nhà bạn xem một vài bài thơ, nhận thấy thơ bạn rất hay, đáng phát huy. Tuy nhiên Mộc chỉ xin góp ý với bạn là làm thơ lục bát rất dễ nhưng khó hay. Đồng thời khó kết được, nó cứ la đà mãi trên không gian chữ thành ra "nó" lê thê. Người làm lục bát giỏi là người biết khống chế câu chữ bao nhiêu là đủ, là vừa, là hay bạn ạ.
- Chúc bạn sức khỏe và thành công!
Cảm ơn bạn nhiều
Trả lờiXóavậy là tùy thích viết một bài thơ có 3 phần cũng đươc...
hình như tôi hay viets theo lố kể chuyện thì phải
và thích dài vì tôi đọc những bài thơ ngắn thấy nó tóm tát khó quá khó hiểu
thực ra ng bình thường họ đọc nghe phải vần nghe rõ ngay họ k suy nghĩ .....
2 - họa thơ và viết thơ bạn giải thích rất dễ hiểu ...
từ hom nay mình sẽ sang đây đọc thơ và có gì thì tham khảo bạn giúp dỡ
và cũng mong bạn sang nhà mình đọc ghi dấu ấn...
rất mừng sang thăm bạn giúp tôi hiểu biết....
chúc bạn luôn vui khỏe
Cảm ơn bạn nhiều. Chúc bạn vui!
XóaLỤC BÁT GHẸO
Trả lờiXóa. Hỡi câu lục bát lắm lời
Sao không kéo gió mây vời ánh trăng
. Lẳng lơ ghẹo yếm chị Hằng
Thả thuyền đậu bến lằng nhằng đục trong.
02/11/2014 Phương Viên
Thơ hay lắm em ạ!
XóaAnh Mộc ơi! Em đã ra tập thơ xong rồi hôm nào ủng hộ em một mớ đi . Anh đem rao bán hộ em cái. Ham chơi quá thành ra đói nhăn răng rồi. Khổ nỗi đã nhà nghèo lại thích đẻ nhiều. Vừa đẻ một đứa lại muốn đẻ thêm. Mong được bác Mộc lăng xê cho lấy chồng lắm . Khổ nỗi lâu nay không tìm thấy bác Mộc bên FB nữa. Nhận được tin nhớ báo em nhé!
Trả lờiXóaUi, anh không có tay buôn em ạ, nhất là buôn ... thơ, thứ nữa lăng xê cho em thì em phải gởi thơ đây, anh đọc, anh cảm rồi mới viết lời giới thiệu chứ. Còn anh vẫn chơi fb nhưng em kh thấy anh chắc là do lỗi của mạng đó, em xem lại đi nha!
Xóa‘Thế nào là bài thơ hay’?/
Trả lờiXóaCủa anh Mộc viết ta say luận bàn /
Chưa biết thì ta hỏi han /
Biết nhiều nên phải sẻ san giải bày /
Bờ-lốc xuất hiện cái ngày /
Thơ ca tràn ngập càng dày càng tăng /
Vấn đề câu thơ ra răng (sao) /
Trái tim gõ cửa chị Hằng hay chưa /
Thơ hay dù có ngày xưa /
Bây giờ vẫn tỏa vụ mùa vụ chiêm /
Cũng như ca dao ba miền /
Cái hay truyền mãi trên thuyền dưới sông /
“Cô kia tát nước bên đồng /
Hỏi cô má đỏ có chồng hay chưa?”/
***
Còn tôi rất nghiện câu bình /
Gieo vào lục bát chúng mình thăm nhau /
Chỗ nào mà thấy âu sầu /
Bỏ qua đi tới nơi đâu vui nhiều /
Sẻ chia cuộc sống đáng yêu /
Bồi bổ sức khỏe giảm tiêu muộn phiền./
***
Nói thơ tôi thích Xuân Hương /
Tuy hai mà một đôi đường cả thôi /
Bánh trôi-quả mít-ốc nhồi…/
Cái này cũng đúng còn trồi cái kia /
“Che đầu quan (quân tử) lúc nắng mưa /
Quạt giấy ‘cái ấy’ đâu đùa /
Phành phạch đánh đúng cho vừa lòng tham./
Bài họa của anh quá hay. Ngưỡng mộ anh, nhân đây Mộc cũng cấp cho anh một thông tin đó là 2 câu "ca dao":
XóaHỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
chính là thơ của ông Bàng Bá Lân và nguyên bản của nó như sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi.[5]
Mà lâu ngày đã trở thành ca dao, đây là hiện tượng thơ độc đáo mà chỉ có văn đàn VN mới có anh ạ. Chúc anh vui!