Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: HỌ LÀ AI, Ở ĐÂU, LÀM GÌ?

 
(ảnh minh họa: nguồn internet)

1.-
Còn nhớ cách đây không lâu tại Biên Hòa - Đồng Nai bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa (SN 1968) bạo hành một cháu nhỏ hết sức dã man, đã thực sự gây sốc và phẫn nộ đối với  hàng triệu người xem sau khi đài truyền hình Việt Nam phát một đoạn phóng sự vào tối ngày 15.01.2008. Đó là cảnh chủ một cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai đánh đập tàn nhẫn các cháu nhỏ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo. Người phụ nữ này liên tục túm tóc, giật ngửa các bé ra sau để đút cơm, bé nào ăn chậm sẽ bị bà ta chửi rủa, lấy thước kẻ đánh không thương tiếc. Nhìn cảnh này ai có thể cầm được nước mắt chua xót và phẫn uất. Đứa bé nằm co ro sợ sệt trên sàn nhà, còn người phụ nữ to béo này lấy gáo nước dội liên tục vào người, lấy chân kỳ cọ người bé. Đây là hành động của con người ư!

Cơ quan công an đã vào cuộc và ra lệnh bắt khẩn cấp mụ phù thủy đội lốt người nầy, đồng thời tiến hành khởi tố vụ án với tội danh “hành hạ người khác” theo khoản 1, điều 110 Bộ luật Hình sự. Hậu quả cho hành động phi nhân tính nầy là bản án 18 tháng tù dành cho Bà Hoa nhưng đã thực sự đủ sức răn đe, ngăn ngừa hiểm họa từ môi trường nhà trẻ, mầm non, nơi mà trẻ em như "búp trên cành" nầy chưa. Xin mời các bạn đọc tiếp phần 2 dưới đây

2.- 
Sau gần 6 năm, một bão mẫu khác có tên Hồ Ngọc Nhờ (SN 1995) đạp chết bé trai 18 tháng tuổi ở quận Thủ Đức TP.HCM. Người nầy quê quán Cần Thơ đã có gia đình, 1 con nhưng do kinh tế khó khăn nên lên thành phố làm ăn, nhận trông cháu Đỗ Nhất Long con trai của hai vợ chồng công nhân nọ tại nhà riêng của mình. Vào sáng ngày 16.11.2013, khi cháu Long quấy khóc không chịu ăn, Nhờ đã cầm tay chân cháu giơ lên cao để dọa dẫm, tuy nhiên cháu Long đã tuột khỏi tay rơi xuống nền nhà. Không những không dừng lại ở hành động nầy, Nhờ còn dùng chân đạp lên ngực và bụng cháu Long sau đó bỏ mặc đi ra ngoài, một lúc sau cô quay lại thấy cháu nằm bất động Nhờ mới hô hoán lên kêu mọi người đưa cháu đi cấp cứu, tuy nhiên cháu Long đã tử vong sau đó. Hiện nay cơ quan điều tra đang bắt tạm giam Nhờ và chờ ngày đưa ra xét xử. Một bản án tù đang treo lơ lững trên đầu bão mẫu Nhờ, theo đó gióng lên hồi chuông cảnh báo nạn bạo hành, ngược đãi trẻ em ngay trong nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình và có nguy cơ lan rộng trong lãnh vực trông giữ trẻ, một đối tượng vốn bé bỏng, yếu ớt, chỉ cần một cơn gió độc thoáng qua có thể tử vong chứ chưa nói chi đến đánh, đập, đạp như một con thú nhồi bông. Còn ở một trường mầm non của một quận, có tính cách pháp nhân hay chưa được cấp phép thì sao?

3.-
Xin thưa, kết quả không mấy khả quan bởi mới đây thôi một vụ hành hà trẻ em khác tại  trường mầm non Phương Anh quận Thủ Đức TP.HCM đến kinh hoàng và nghẹt thở sau khi đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình phóng sự clip bão mẫu đánh đập, bóp cổ, nhận đầu trẻ vào bồn nước, dụi đầu trẻ vào háng cô giáo, tát liên tiếp vào mặt, lưng, quát nạt, la mắng cháu ... do phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại đã gây phẫn nộ tột cùng đối với phụ huynh học sinh và dư luận quần chúng, nhất là trên các trang mạng xã hội.

Nhìn những khuôn mặt bé nào cũng đầm đìa nước mắt, có bé tay xoắn vào nhau, run lẫy bẫy, hầu hết các bé đều vừa ăn vừa trớ vì bị ép ăn quá nhanh và quá căng thẳng, sợ hãi. Hình ảnh đó làm ta liên tưởng đến các cảnh tra tấn, nhục hình thường thấy trong các bộ phim thời trung cổ, chỉ khác một điều là đối tượng bị ngược đãi hành hạ là những trẻ con còn rất nhỏ, chỉ khoảng 2, 3 tuổi rất đáng thương, đáng bảo vệ bằng bất cứ giá nào chứ không phải là kẻ địch, là đối thủ, đối phương mà thôi.

Vậy, tình trạng nầy, lỗi lầm hay có thể gọi tội ác nầy do đâu, từ đâu mà có. Theo tôi, đây là câu hỏi khó, không thể nhìn một phía, đứng một chỗ để trả lời được bởi hiện nay theo thống kê của ngành giáo dục thì cả nước chỉ còn 63 nhà trẻ và có 45.596 nhóm trẻ (trong đó, có 7.489 nhóm trẻ công lập, 14.105 nhóm trẻ bán công, 2.040 nhóm trẻ dân lập, 3.127 nhóm trẻ tư thục, 18.835 nhóm trẻ gia đình và nhóm trẻ bán trú nông thôn vùng lũ). Đến nay, đã huy động được 619.614 cháu đến các loại hình nhà trẻ, nhóm trẻ để nuôi dạy; đạt tỉ lệ 18% số trẻ trong độ tuổi. Như vậy là trên cả nước vẫn còn 82% trẻ em trong độ tuổi chưa được thụ hưởng sự chăm sóc, nuôi dạy cũng như không tham gia bất cứ hình thức GD nào của hệ thống GDMN.

Tỉ lệ trẻ em từ 0 – 3 tuổi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và GD thấp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết, phải kể đến việc giảm số lượng nhà trẻ trên toàn quốc, từ 735 nhà trẻ (năm học 2000-2001) còn 63 nhà trẻ (năm học 2005-2006), do sự tan rã của hệ thống hợp tác xã nông nghiệp. Mặt khác, do đầu tư cho GDMN còn hạn chế (chi phí công cho GDMN chưa tới 10% tổng chi phí cho GD), đặc biệt là về tài liệu học tập và thiết bị cơ bản, thiếu GV có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Rất nhiều trường mẫu giáo (thậm chí là trường mầm non, dành cho trẻ từ 3-5 tuổi), kể cả ở khu vực thành thị, không muốn nhận trẻ dưới 3 tuổi, nên nhiều cha mẹ phải nhờ người thân hoặc thuê người không được đào tạo để trông trẻ.

Ngoài ra, chi phí và khoảng cách từ nhà đến lớp xa cũng khiến nhiều trẻ không được đến trường. Nhiều gia đình không cho con đi nhà trẻ vì nhận thấy sự bất hợp lý khi phải trả học phí GDMN, trong khi GD tiểu học lại được miễn phí. Hoặc chi phí cho việc gửi trẻ quá cao cũng gây trở ngại cho khả năng tiếp cận với hệ thống GDMN của trẻ em nghèo.

4.-
Như vậy bài toán hiệu quả, thiết thực, căn cơ cho lãnh vực đào tạo, giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc ... trẻ mần non trong độ tuổi từ 0-3 quả thật nan giải và quá khó cho một hệ thống giáo dục còn quá nhiều việc cần làm, phải làm để hoàn thiện từng khâu, từng bước một rất chi chập chững nầy. Tuy nhiên, để tránh, để bớt đi, hay nói cách khác là giảm nhẹ tình trạng buông lỏng giáo dục mầm non, trông giữ trẻ nhất là nhóm trẻ gia đình như hiện nay thì trước hết, khởi nguồn của mọi hướng đi tích cực đó là tăng cường giám sát, thanh kiểm tra bắt đầu từ cơ sở, từ chính quyền địa phường. Từ thôn, ấp, xã, phường. Đặc biệt nơi đông dân cư tập trung từ ngoại tỉnh về thành phố làm ăn, khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đã đến lúc nhà nước phải có góc nhìn thực tế hơn, sáng suốt hơn, đúng và đủ hơn về chính quyền địa phương vốn "nhất trung ương nhì địa phương" mà ta thường nói với nhau ngay từ ngày lập quốc. Thế cái "nhì địa phương" nó ra làm sao, nó nằm ở đâu mà cái gì họ cũng không biết, không nghe, không thấy. Duy nhất chỉ đến khi mọi chuyện xảy ra rồi, hậu quả đáng tiếc, tang thương, đau lòng ập đến rồi thì ta mới thấy họ xuất hiện, lập biên bản, kiểm điểm, rút kinh nghiệm .... như vụ TMV Cát Tường là một ví dụ.

Sài Gòn, 12.2013
Bình Địa Mộc


P/s: xin lỗi các bạn bài viết có sử dụng một số ý, số nội dung, số thông tin chuyên môn trên mạng internet

22 nhận xét:

  1. xin chia sẽ với bạn bình địa lục về những hành động nói trên của kẽ bất nhân

    Trả lờiXóa
  2. Thăm anh. biết kỹ thêm những bạo lực học đường hoành hành trong xã hội
    những con người bảo mẫu này phải được pháp luật đòi nợ, trả giá thích đáng
    cho các cháu bé vô tội bé nhỏ thương yêu này.
    chúc anh bình an và HP ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn em đã ghé thăm và chia sẻ, chắc chắn cái ác sẽ được trừng trị em ạ!

      Xóa
  3. Thấy ghê tôi nổi cả da gà, rờn rợn người khi đọc tin kiểu này, cũng mong là tin vịt ai dè lại là tin thật ấy chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tin nầy đúng sự thật đó bạn còn đúng bao nhiêu, hiện tượng hay bản chất thì phải chờ cơ quan thẩm quyền có thông báo kết luận nữa, thanh kiu đã ghé thăm và chia sẻ!

      Xóa
  4. Thời sự nóng hổi. Thống kê có hệ thống. Nội dung sâu sắc...Đúng là tầm của một nhà báo.
    Chắc Mộc đã gửi bài cho một toà soạn nào đó rồi. Nếu được Tuổi trẻ hoặc Thanh niên đăng tải thì hay....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, thanh kiu anh Sóng, ngày xưa, xưa lắm Mộc cũng đã viết ít bài cho báo trung ương và địa phương rồi, sau đó lo làm ăn bỏ ngang nghề cầm bút, mấy năm chơi blog mới tập viết lại đó anh, nhưng viết để anh em mình đọc cho vui thôi còn lớn tuổi rồi, hổng ham hố gì nữa, hẹn gặp anh ngày 29 nha!

      Xóa
  5. Xót xa và lo lắng cho nhiều người,nhất là cha mẹ đang đi làm phải gởi con ở MG !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. biết như thế nhưng giải pháp nào căn cơ thì một vấn đề khá phứt tạp và nan giải, nhưng thông qua vụ việc nầy ta lại thấy cần phải lấp, phải vá các lỗ hổng trong hệ thống giáo dục anh ạ!

      Xóa
  6. Chính quyền địa phương chưa hẳn là biết tất cả

    hat hanh nhan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phải biết chứ, bởi vì họ đóng vai ... nhì mà bạn, còn tại sao họ không biết là do quyền lợi không tương xứng với trách nhiệm, lương thấp quá mà!

      Xóa

  7. Con thú không bao giờ tàn ác với đồng loại chỉ trừ con người

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, anh nói chí phải, nhất là con người mang máu lạnh như các cô bão mẫu nầy!

      Xóa
  8. Anh Mộc bắt đầu thành một nhà báo thực thụ rồi nhé. Nhưng vấn đề chính ở đây là đạo đức. Xã hội tiêu thụ ngày càng mở rộng thì đạo đức xuống cấp là tất yếu. Như một chu kỳ vậy.
    Chúc anh vui khỏe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đọc comment của bác Thu, mộc bỗng nhớ lại có dạo người ta phản ảnh, đầu số thuê bao ngày càng tăng thì giá cước thuê bao phải giảm, đằng nầy cũng tăng theo là nghịch lý, theo đó ta thấy xã hội ngày càng phát triển, vật chất ngày càng dồi dào thì đời sống tinh thần phải nâng lên, đạo đức xã hội phải tốt lên, đằng nầy tích cực nẩy sinh, một bộ phận công dân sống bạt mạng, cán bộ tiêu tiền của dân như xé giấy vụn thì đây là vấn đề nhân quả rồi, vậy ta phải đồng loạt xem lại các vận động tồn tại của XHCN lỗi ở phần nào, khâu nào để ra nông nổi nầy bác Thu nhể!

      Xóa
    2. Muốn thịnh thì phải có suy chứ! Chu kỳ là vậy đó. XHCN cũng là một tên gọi thôi, thực chất XH phát triển chỉ để đạt được sự công bằng và bác ái.Nhưng muốn có điều đó thì phải do con người.Thời Vua Nghiêu , vua Thuấn ... cần quái Chủ nghĩa nào. Hi hi...

      Xóa
    3. thời ấy tuy không có chủ nghĩa, không có cương lĩnh nhưng nhân dân sống tình cảm, chân thành với nhau, đặc biệt họ dựa vào ca dao tục ngữ để phát triển đất nước, đoàn kết dân tộc ex: một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao chẳng hạn, hay là "thượng bất chính, hạ tắc loạn" sau nầy Mác dựa vào đó để viết chương quy luật đấu tranh hay nhà nước pháp quyền ... đấy bác, túm lại mỗi dân tộc khi hình thành và phát triển đều phải dựa trên nền tảng lý thuyết, lý thuyết đó có khi là một chủ nghĩa được viết ra bằng ngôn ngữ hàn lâm khoa học, nhưng có khi lại hun đúc từ thực tiễn của nhân dân lao động qua các phong tục tập quán, văn hóa truyền khẩu để lại như một bách khoa toàn thư vậy!

      Xóa
  9. Giáo ở trong ngành mà còn ko dám nhìn lại lần thứ hai những cảnh đó, huống chi...
    Đúng là những kẻ mất hết cả thiên tính! Cũng do chính quyền và ngành dọc ko quản lý sát sao, đổ trách nhiệm, đùn đẩy nhau. Lẽ ra phải bắt họ từ chức ráo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thanh kiu Giáo nha, chúc Giáo một mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc!

      Xóa