Bá đạo là gì?
Thời gian qua, trên mạng internet kể cả trên báo giấy lẫn ngoài đời người ta thường dùng từ "bá đạo". Nhưng hầu hết đều ám chỉ cái xấu, cái ác, cái "không giống ai".
Riêng cá nhân tôi lại cảm nhận bá đạo là từ lưỡng tính, nửa xấu, nửa tốt nó cứ mơ mơ màng màng, khiến tôi nhiều lần vào google tìm hiểu và nhận ra nhiều kết quả khác nhau. Nhưng tựu trung lại vẫn ở một số ý chính như sau:
- Bá đạo là vô địch, vô đối, không ai sánh kịp
- Bá đạo là con đường của kẻ mạnh thuộc thời xuân thu chiến quốc Trung Quốc nó đối lập với vương đạo hướng về vua.
Vậy mời các bạn cùng tôi phân tích thử từ bá đạo nhé.
1.- Luận về từ bá:
- Bá vai: hai người trở lên, chỉ về số nhiều
- Bá tánh: nhiều người
- Bá chủ hoàn cầu: làm chủ thế giới, cũng chỉ về số nhiều
- Quảng bá: giới thiệu cho mọi người cùng biết, cũng là số nhiều.
* Bá: hoàn toàn chỉ về số nhiều, nhiều người, nhiều việc, nhân rộng ra trên phạm vi toàn dân, cả nước, cả thế giới.
2.- Luận về từ đạo:
- Đạo: con đường, tôn giáo, hướng đi
- Đạo đức: nhân cách, phẩm giá của một con người, một xã hội
- Đạo lý: một chân lý đẹp cần noi theo, đi theo
- Đạo phật: một tôn giáo
- Đạo hàm: là đường biểu diễn tốc độ biến thiên của hàm số thông qua hệ số góc tiếp tuyến trong toán học.
- Đạo tặc: bọn bất lương, đầu trộm đuôi cướp
- Đạo quân: một binh chủng, một đoàn quân
- Đạo mạo: hình dạng một con người
- Đạo thơ: ăn cắp thơ
- Địa đạo: đường hầm dưới mặt đất
- Hướng đạo: một tổ chức học sinh sinh viên gồm nhiều trò chơi, nhiều bài học dã ngoại có ích.
- Vô đạo: mất đạo đức
- Chỉ đạo: hướng đến một hành động
- Lãnh đạo: một người chỉ huy nhiều người
* Đạo: chỉ về một con đường, một tổ chức, một tôn giáo, một hành động, một tính cách, một sự hướng dẫn, chỉ huy.
* Đạo bao hàm cả hành vi tốt và xấu, cả số một, đơn lẻ và nhiều người, số nhiều.
Như vậy, nếu ghép hai từ đơn lại thành từ kép với nhau cho ra một danh từ bá đạo thì hàm nghĩa (theo tôi) nó như sau:
- Một hoặc nhiều người cùng đi, cùng hướng đến một mục đích riêng biệt, không giống ai có thể là đối lập.
- Vậy, không thể nói bá đạo là xấu, là ác, là độc tôn, vô đối, không ai bì được, có chăng nó chỉ đối lập lại con đường khác như đạo hồi chẳng hạn.
Và, trong thời gian qua chúng ta đã lạm dụng từ nầy khá nhiều, dẫn đến hiểu sai nghĩa gốc của nó như: bài văn bá đạo, phát ngôn bá đạo, dự án bá đạo ... tập trung vào cái xấu, cái chưa hoàn hảo.
Rất mong, các nhà ngôn ngữ học, giáo dục học có định nghĩa rõ ràng, đúng đắn, nhằm định hướng truyền thông. Nhất là đối với học sinh, sinh viên "đạo quân tri thức" của đất nước.
Mời các bạn vui lòng có ý kiến chia sẻ để chúng ta cùng học hỏi ạ. Trân trọng cảm ơn!
Sài Gòn, 6.5.2014
Bình Địa Mộc
Ông bà ta có một câu rất hay :Bá nghệ bá tri vị chi bá láp !
Trả lờiXóanói năng bá láp bá xàm ... nữa anh ạ, nhưng không ám chỉ là bá đạo.
XóaĐề tài thú vị đáng ra phải dài dòng nhưng có lẽ đưa ra hai mục A , B cũng đủ rồi
Trả lờiXóaA – Từ điển Dào Duy Anh
霸 道 Bá đạo: Cái chính sách khinh nhân nghĩa chuộng quyền thuật
B – Từ diển trích dẫn
霸 道 Bá đạo
1. Đường lối thống trị dựa trên võ lực, hình pháp, quyền thế, v.v.
2. Cường hoành, ngang ngược.
3. Chỉ người ngang ngược, cường hoành.
4. Mãnh liệt, dữ dội. ◇Lão tàn du kí 老殘遊記: Kim niên giá thủy, chân bá đạo! Nhất lai tựu nhất xích đa; nhất siếp tựu quá liễu nhị xích 今年這水, 真霸道! 一來就一尺多; 一霎就過了二尺 (Đệ thập tứ hồi) Năm nay con nước này thật là dữ dội! Vừa mới cao hơn một thước, loáng một cái đã vượt quá hai thước!
như vậy xưa nay ta dùng từ bá đạo vào những chuyện nhỏ quá, linh tinh quá không đúng anh nhỉ, nó phải thuộc ý nghĩa thượng tầng nhưng lại nặng về vũ phu, sức mạnh chứ không có lí trí tình cảm, quả thật người xưa rất thâm thuý khi sinh ra từ bá đạo, cảm ơn anh đã giải nghĩa khá hay và hợp lí, chúc anh vui!
Xóa"Không giống ai" hả?....tưởng ai keu tui đó chứ.
Trả lờiXóakêu thiệt nhưng hổng biết có nghe không nữa ... tks!
XóaChào bác chủ nhà, tôi theo chân ông bạn Bulukhin sang đây, mạo muội trích dẫn vài ý kiến (sách vở) về chữ "Bá đạo" mà bác chủ nhà đã nêu:
Trả lờiXóa- Đại Nam Quấc âm tự vị (Hùinh Tịnh Paulus Của) ghi: Bá đạo ( 霸道 ), không theo chính phép, đối với vương đạo là chính phép.
- Việt Nam tự điển (Hội Kjai Trí Tiến Đức - Hà Nội 1931) Bá đạo (霸道), cách làm không theo phép chính.
- Từ điển tiếng Việt (Ban Tu Thư Khai Trí - Saigon 1971) Bá đạo: đường lối của kẻ dùng quyền lực để chinh phục người, hoặc mưu mô gian xảo để hơn người.
- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên 1997) Bá đạo: chính sách của kẻ dựa vào vũ lực, hình phạt, quyền thế mà thống trị ở thời phong kiến Trung Quốc cổ đại, phân biệt với vương đạo.
Theo Từ điển thì từ Bá đạo hoàn toàn để chỉ điều xấu, không chỉ điều tốt, và mọi chuyện (lớn nhỏ), mọi tầng lớp xã hội (cao thấp) đều có thể "dính" vào Bá đạo.
cảm ơn anh, vậy là rõ anh há, bá đạo là xấu, thế mà mộc cứ ngờ ngờ, vì không tra được từ điển gốc như quý anh đây nên không rõ lắm, thành thật xin lỗi và kính chúc 2 anh vui ạ!
XóaThấy BĐM mời anh Bu, chạy qua đọc. Vui lắm. HN nói thêm vài điều mình biết với BĐM: Việc trị nước ở bên Tàu ngày xưa vượt ra ngoài lẽ tự nhiên được/bị coi là không đúng Đạo (nhất âm nhất dương chi vị đạo), do vậy mới sinh ra các khái niệm Minh đạo, Đế đạo, Vương đạo và Bá đạo, sau này, ở VN nghe có thêm từ Ma đạo, có lẽ hiểu là lối hành xử bá đạo của bọn Ma giáo (theo kiếm hiệp). Do vậy, HN cũng hiểu bá đạo là từ để chỉ việc làm xấu, việc cai trị đi ngược với quyền và lợi ích của nhân dân.
Trả lờiXóadạ, Mộc cảm ơn anh, cũng lâu lắm rồi mới đọc cmt của anh, mấy lần qua nhà anh nhưng nhà mạng bảo "không phải khách mời" nên Mộc lại về đó, kính chúc anh vui!
XóaNếu anh Mộc thắc mắc nghĩa gốc của từ "Bá đạo" là gì, thì đã có các anh ở các còm trên kia giải nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, theo OM hiểu thì anh Mộc đang hỏi về ý nghĩa của từ "bá đạo" mà ngôn ngữ mạng hay dùng. Nếu vậy thì nó thật đơn giản, chỉ là "vô địch, không ai bằng" với ý nghĩa trung tính. Khi đi kèm với một khái niệm tốt thì nó tốt, hoặc ngược lại.
Trả lờiXóaVề vấn đề này, có lẽ cũng không nên quy kết đúng sai. Ngôn ngữ chúng ta luôn phát triển, từ này hôm qua là nghĩa thế này, mai có thể bao hàm một nghĩa khác. Bên cạnh đó, mình lại có những loại - tạm gọi là ngôn ngữ riêng - như ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ teen... Mấy cái đó nếu ta không thấy phiền thì cũng chẳng cần quan tâm làm gì, vì nó không chính thống.
Vài lời góp với anh. Chúc anh luôn vui!
Rất cảm ơn OM, ngoài những giải thích của các vị tiền bối trên thì ý kiến của bạn cũng rất xác đáng, nó mang tính "thị trường" nhưng không thể không xảy ra, mình chứng là cmt của bạn Nguyễn Thu phía dưới đây. Chúc OM vui!
XóaNT rất vui khi được nghe các anh giải thích về từ bá đạo. Riêng mình khoái cái còm của anh OM.
Trả lờiXóaVd: Có báo viết: Cô diễn viên X có bộ ngực bá đạo. Vậy trong trường hợp nầy bộ ngực của cô X nên nghĩ là tốt hay xấu.
NT nghĩ: Đây là kiểu dùng từ thái quá và cách câu khách thô thiển.
cảm ơn bạn Nguyễn Thu, một cmt "bá đạo" thật, chúc bạn vui!
Xóa