(ảnh minh hoạ: nguồn internet)
Ngày đương chức may thay lão Dạ vớ được cái chức Trưởng Phòng. Nói cho đúng tuy là chức có nhỏ, quyền có hạn nhưng tính lão tốt, tâm lão sáng nên chi lão giúp được khối người có công ăn việc làm ổn định. Tuy không giàu nhưng ở nước ta ổn định trở thành thuộc tính kinh tế nên chi có vài người quay lại tạ ơn lão bên cạnh một số khác bội nghĩa đi luôn, chẳng buồn ngó lại cái bến đò xưa nơi đưa họ sang sông ngày nào. Ôi, thế thái!
Về hưu một thời gian cùng gia cảnh đơn chiếc, không vợ không con cộng với thói quen giúp người gần như cố hữu, thôi thúc lão đi tìm việc làm thêm. Lần này thì trời xui đất khiến lão lại nhận cái việc canh chốt chặn đường ray xe lửa. Chả là ở cuối thôn có tuyến đường sắt chạy ngang qua, cắt ngay huyệt đạo dẫn vào xã, tuy lượng người qua lại không nhiều nhưng rất nguy hiểm bởi hai đầu đường tre làng che khuất. Lão đến đây làm người gác đường là đúng người, đúng việc rồi có điều làm công quả nên cũng hơi buồn cho lão chút thôi!
Một hôm. Chuyến tàu nữa sắp chạy qua nghe tiếng hú the thé lão giật mình từ trong chốt bươn ra kéo cây tre xuống chắn đường. Bất ngờ một bà bầu sắp đẻ ở đâu không biết lù lù lết tới, rồi vật ngay dưới chân lão la làng: Ối làng nước ơi em sắp đẻ rồi. Bác ba-ri-e (tên lóng dân làng đặt cho lão) ơi làm ơn đưa hộ em đi bệnh viện cái nào!
Tàu chạy xong rồi lão lật đật dắt con Rim Tàu cà tàng ra nổ máy đưa người sản phụ kia đến bệnh viện. Gió đêm loà xoà đuổi theo lão hụt hơi. Đến nơi, luýnh quýnh làm sao không biết cô y tá lại ghi tên lão: Hồ Văn Dạ - chồng của thai phụ Trần Thị Loan vào bệnh án. Hơn nữa đã giúp thì giúp cho trót nên chi lão ở luôn lại đó lo cho mẹ con Loan, thành ra cái danh xưng "chồng" ấy chẳng ai nghi ngờ gì!
Mấy hôm sau lão đưa hai mẹ con Loan về nhà cách đó chừng hai mươi km thì mới té ngửa ra rằng: Loan là dân đẻ mướn, đang chờ khách hàng đến nhận con và giao tiền. Lão ái ngại mót trong túi còn mấy chục ngàn cho nốt họ rồi về lo việc công quả ở chốt xe lửa. Nhưng lão vừa quay đi thì bất ngờ phía sau Loan bước ra ôm chầm lấy lão thầm thào: Anh ba-ri-e ở lại đây với em luôn đi, em không có chồng mà. Không chồng buồn lắm anh à, còn đẻ mướn cũng như làm mướn thôi. Hết việc lại nghỉ!
Lão nhẹ nhàng gỡ Loan ra nhưng khổ nỗi lão càng gỡ thì vòng tay gầy đét kia càng chặt lại. Nó chặt lại cho đến khi tiếng còi tàu the thé vang lên lão mới giật mình mở mắt ra thì thấy bên cạnh hai mẹ con Loan còn say ngủ. Mùi sữa non chảy ra từ hai bầu vú căng tròn, thơm phức tan vào ban mai cũng khẽ khàng như chính lời lão: Em ở nhà lo cho con, anh ra chốt xe lửa đây. Tối anh lại về với em nghe, vậy!
Chao ôi là Dạ. Lão thật tốt phúc đó!
Sài Gòn, 6.2014
Bình Địa Mộc
Thê là ngon rùi,tới luôn !
Trả lờiXóacoi như trâu ai nghé mình anh há!
XóaHổng biết có phải là bác Thanh Dạ trong xóm triancuocdoi nhà chúng em không. Nghe giống hệt nè anh Bình Địa Mộc ơi. Anh có quen cái bác Thanh Dạ đó không ạ?
Trả lờiXóaMộc đã viết hằng trăm bài thơ, hằng chục truyện ngắn chẳng lẽ cứ mỗi tác phẩm là một ai đó sao bạn. Nếu vậy thì còn gì là nghệ thuật nữa hở bạn. Dầu sao thì Mộc cũng cảm ơn bạn đã quan tâm đến nhân vật của Mộc, đó là thành công. Chúc bạn vui!
XóaVậy là đẹp, một cái kết có hậu.
Trả lờiXóaMặc dù văn chương cũng có phần bướng bĩnh, khiêu khích, chọc ngoáy nhưng nội dung thì thật là ấn tượng, đằm thắm và ngọt ngào.
Hình như đây là bài viết có sự khác biệt rõ nét so với những bài xưa nay.
Mộc nhỉ,
Người cầm bút dù là ... làm vè đi nữa cũng phải biết 2 nhiệm vụ của mình đó là tô hồng và bôi đen cuộc sống bạn ạ. Bạn muốn tôi tô hồng thì cuộc sống bạn đẹp lên còn ngược lại thì cuộc sống bạn xấu đi bởi nó đen thùi lùi. Mặc dầu cuộc vốn vàng thau lẫn lộn ...
Xóa