Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Nhà văn Nhật Chiêu với Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Văn Chương

 
(Nhà thơ Xuân Trường - CT Chi hội Gia Định tặng hoa 
Nhà văn – Nhà giáo – Dịch giả Nhật Chiêu)

Ngày 23.3.2019 tại cơ quan Hội Nhà văn TPHCM - 81 Trần Quốc Thảo, Chi hội Nhà Văn Gia Định đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề: Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Văn Chương do Nhà văn – Nhà giáo – Dịch giả Nhật Chiêu trình bày.

Tham gia buổi tọa đàm có các nhà văn, nhà thơ trong Ban chấp hành, trong Chi hội Gia Định nói riêng, trong Hội Nhà văn TP. HCM nói chung. Ngoài ra còn có các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trường Đại học KHXH & Nhân văn TPHCM, người yêu thơ, yêu văn chương trên địa bàn thành phố.



(Nhà văn Trần Văn Tuấn - CT Hội Nhà văn TP. HCM phát biểu) 
 
(Quang cảnh buổi tọa đàm)
(Sinh viên Trường Đại học KHXH & Nhân văn TPHCM)
 

Tôi, với tư cách là hội viên mới kết nạp, biên chế sinh hoạt tại Chi hội Gia Định, thu hoạch được một số nội dung quan trọng trong buổi tọa đàm:

1. Mối lương duyên giữa các từ vs nhau trong câu/bài là quan trọng, chứ không phải là các từ mới hay cũ, ít hay nhiều.

2. Tính triết lý trong văn chương Việt nói riêng, trong ngôn ngữ Việt nói chung rất hạn chế, thường nghiêng về tình cảm. Đặc biệt là các phiên tòa thường lẫn lộn giữa tình và lý. 

3. Thế mạnh của ngôn ngữ VN là hình ảnh và nhạc tính như bờ môi, vầng trán, cánh tay. Lập tức ta thấy ngay hình ảnh bờ, hình ánh cánh chim, hình ảnh vầng trăng. 

4. Nguyễn Du ngoài tài năng sử dụng hình ảnh ngôn ngữ, tính ước lệ trong câu chữ, ông còn là bậc thầy của nghệ thuật nói lái trong Truyện Kiều mà không phải ai cũng biết "Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng". (là hương lộn - nói lái mới có nghĩa, còn bình thường "hương lộn" thì không có nhiều nghĩa lắm!)

5. Nghệ thuật phải khác biệt, nổ lực, không ngừng sáng tạo mới đem lại giá trị đích thực cho công chúng. 

6. Càng ngày giá trị nội dung tác phẩm càng do người đọc thẩm định, chứ không phải là hình thức văn bản như viết hoa đầu câu, chấm, phẩy, gạch đầu dòng.

Nhân đây tôi xin đăng lại bài thơ Thức Đàn Bà in trong tập thơ Ăn Trộm Mùa Thu của tôi gây khá nhiều tranh cải về từ "Thức". Nhưng khi nghe thầy Nhật Chiêu truyền giảng từ này trước đây Thạch Lam đã dùng rồi. Cụ thể trong trích đoạn: 

" Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam". 

Tất nhiên tôi không dám so sánh mình với nhà văn Thạch Lam, song đây có lẽ là sự trùng lặp ngẫu nhiên mong bạn đọc thứ lỗi.

Thức Đàn Bà

thức đàn bà lẫy bẫy trong em
hơ bàn tay lên cái nắng tháng tư không đủ ấm
giọt nước mắt hóa thành vương miện
đội nỗi buồn ngọn cỏ cú miên man

bến sông xưa nắng cả dát vàng
ông lái đò tháp thời gian vào mái chèo gãy khúc
cánh lục bình lờ đờ theo số phận 
sóng vẫy vùng mặc cả hoàng hôn

bóng tre già khuất nẻo cô thôn
mùa đỗ chín chia ước mơ thành vuông đời đen đỏ
em trốn giữa thực hư thời con gái
đợi anh về làm vợ thử một đêm

thức đàn bà len lỏi trong em
mảnh trăng mười bốn găm vết thương đến kỳ tái phát
ngọn gió hoang cuối đường lầm lạc
vào miền xanh con gái ngỡ ngàng

ngày mới đến hoa cỏ rộn ràng
con ong vẽ một đường vòng quanh giàn mướp
lời nhạc sến ru nỗi lòng khắc khoải
chìm trong em lặng lẽ thức đàn bà

Sài Gòn, 3.2019
Bình Địa Mộc



   
 Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và văn bản




1 nhận xét: