Thập niên 60, có một đề thi học sinh giỏi văn miền bắc được ra theo dạng mở với 2 từ: Tổ Quốc!
Và, trong số học sinh dự thi lần đó có một em thay vì làm văn xuôi thì em lại làm một bài thơ nội dung như sau:
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI(*)
Đề thi 6h / ngày
Tuổi thơ bắt dế đi cày
Nhà không trâu, dế một bầy thay trâu
Sân nhà chẳng dám cày sâu
Đường ngang, ngõ hẻm rủ nhau đi về
Nay ngồi suy nghĩ ngành nghề
Yêu sao tiếng dế đêm hè năm xưa!
(*)Ghi chú: Học sinh làm bài thơ này chưa đầy 20 phút đã nộp bài ra về. Không gian và thời gian khi ấy là Nông thôn cần sự có mặt của những người học trò giỏi về với ruộng đồng mà thời đó đảng ta đang phát động.
Bài thi đã đoạt giải cao trong kỳ thi đó, và được lan truyền trong rộng rải trong ngành giáo dục nói chung, trong cộng đồng học sinh giỏi văn nói riêng cho đến tận hôm nay.
Được biết, những năm gần đây ngành giáo dục nước ta cũng đã từng bước tổ chức ra đề thi theo dạng mở, nhằm góp phần kéo học sinh thoát ra khỏi tâm lý học tủ, học lệch, khuông mẫu, sáo mòn, hướng đến đời sống thực tế quanh ta, đồng nghĩa nâng cao tính thực tiễn của môn văn. Với cách ra đề như thế, hi vọng môn học này sẽ bớt xơ cứng và tạo được niềm hứng thú cho học sinh. Thử xem lại một câu trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
Tuy nhiên, đề thi trên đã gây nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến trái chiều đồng thuận và không đồng thuận với cách ra đề cho là mở nầy. Hay là vừa rồi, cuộc thi tuyển học sinh vào lớp 10 đầu cấp của TPHCM môn văn sau đây cũng vậy.
"câu 2 (câu hỏi tiếng Việt): “Bạn trẻ trong hình bên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ tuổi teen, khi giao tiếp với người lớn. Theo em, bạn ấy đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó?”
Nếu xét về hình thức lẫn nội dung thì đề mở bây giờ so với đề mở trước đây có phần khác nhau, tất nhiên cấp độ thi học sinh giỏi với học sinh bình thường, đại trà cũng khác nhau nhưng cái sự "mở" trong văn học nghệ thuật theo tôi là "gói lại"; "là giấu đi"; "là ẩn ý..." để cho các em tư duy, các em lắng lại theo cảm xúc và nhận thức riêng có của mình mà mở ra một bài viết có thể bằng văn xuôi hoặc làm thơ theo một hướng tích cực nhất định. Còn những đề văn trên tác giả đã hé lộ một phần nội dung rồi, học sinh triển khai lại và phát biểu cảm tưởng vốn cũng đã có trong các bài làm văn bình thường, nên ý nghĩa của từ mở thực sự không rõ lắm, hơn nữa những nội dung đề thi mang tính thời sự như thế nầy nên dành cho môn Giáo Dục Công Dân thì tốt hơn, còn bắt buộc học sinh thi nó chẳng khác nào đưa các em đi cày xới, bươn bả trên một mảnh đất văn học khô cằn mà trong đó việc dạy văn, học văn, thi văn luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm, kết tinh từ cảm xúc như những hạt sương mai long lanh trên từng lá nõn vậy!
Sài Gòn, ngày 25.06.2013
Bình Địa Mộc
Đúng zậy nên dành cho môn đạo đức và không nên gài bẫy ,đánh đố học sinh.Văn cần phải khuyến khích cảm thụ tinh tế và có cá tính riêng.
Trả lờiXóadạ, anh Phương vui nha, nói chung lĩnh vực thi cử ở ta còn nhiều bất cập, nhiều nhiêu khê lắm, và cũng còn lâu lắm mới ổn định được, hình như Thái Lan sàng năm bỏ thi đại học đó anh!
XóaVậy là họ tiến bộ hơn ta rôi!Vẫn đề là chuẩn đầu ra ,uy tín mỗi trường để xã hội thẩm định.
XóaViết thư hỏi mấy xếp giáo sư, tiến sĩ xem sao? Mình nông dân trụi đành pó tay đầu hàng...khàkhà!
Trả lờiXóaanh trang vui nhé, thôi kệ mình biết gì nói nấy thôi anh ơi, Mộc cũng ngoại đạo giống anh thôi, tks anh!
XóaNăm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng có 1 đề thi hay, đó là nói về tấm gương quên mình cứu người chết đuối của em Nguyễn Văn Nam
Trả lờiXóaChúc Bạn một ngày bình an và may mắn
vâng, hi vọng có nhiều đề như thế, nhưng phải biên soạn lại chứ bê nguyên câu chuyện thời sự vào đề thi thì hơi tiếc bạn ạ, bạn vui nha!
XóaMình không phải là giáo viên, càng không phải là giáo viên văn, nhưng mình lại ủng hộ cách ra đề mở như trên
Trả lờiXóaCả hai đề ở trên chỉ kể lại vắn tắt sự việc, còn thí sinh làm nhiệm vụ đưa ra cảm xúc của chính mình bằng con đường tự do không khuôn mẫu. Và tất nhiên, nếu có 100 thí sinh làm bài thì chí ít cũng có nhiều bài trong số ấy thể hiện ý tưởng, nhận định khác nhau. Những bài thi không mở thì chỉ có con đường duy nhất là viết theo bài văn mẫu, có sẵn mà các em luôn học thuộc lòng trước khi vào phòng thi.
Đề mở luôn luôn phong phú về ý tưởng và kích thích sự tư duy của học sinh.
xin phép tranh luận với bạn hiền một tí:
Xóa- như đã phân tích ở trên thì dứt khoát 2 đề thi nầy thiên môn giáo dục công dân và tiếng việt chứ không phải tập làm văn
- thứ hai, như bạn nói đó văn học là cần cảm xúc thông qua tác phẩm, thông qua quá trình cảm thụ lâu dài, được ấp ủ chắc chiu tù lớp một chứ không phải thông qua câu chuyện thời sự nầy các em mới thể hiện ý tưởng
- đề mở là là loại đề khó, đề mang tính "giấu mặt" nên cần phải xem lại từ nầy, theo Mộc là thế Thu ạ!
Ngoại thăm Mộc thôi, Ngoại không tham gia vào đề tài nầy.
Trả lờiXóangoại đến thăm là quý hóa rồi, ngoại tham gia chuyện của mộc mần chi cho thêm phần ... vui vẻ nhé!
XóaEm đồng ý với anh dạng đề thi này dành cho ....GIÁO DỤC CÔNG DÂN là tốt hơn! Thân!
Trả lờiXóacảm ơn đã thăm anh và đồng cảm, nhất trí thế nhé, em vui !
XóaChị Ngựa thích sang đọc thơ Mộc thôi! Vấn đề ni Ngựa nỏ tham gia mô!
Trả lờiXóaủa chữ nỏ dấu hỏi hả, thía mà mộc ghi dấu ngả chẳng ai nói sai hết, thanh kiu nha, chúc một ngày thật vui, thật ấm áp nha!
XóaBài của anh góp thêm một ý kiến xác đáng cho ngành giáo dục
Trả lờiXóavâng, cảm ơn em nha, chúc em và gia đình sức khỏe và hạnh phúc nha!
XóaEm sang thăm anh Mộc nè.Chúc anh luôn thật vui và thật hạnh phúc anh nhé.
Trả lờiXóacảm ơn Loan, em cũng vậy nha!
Xóa