Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

VIỆT NAM VÀ NHỮNG CON SỐ BIẾN NÓI

 

 A.- TỔNG QUAN VIỆT NAM:

1. Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia.
Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

2. Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.

3. Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.

4. Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.

5. Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.

6. Thu nhập quốc gia:
Việt Nam đứng hạng 57/193 quốc gia và lãnh thổ tính theo thu nhập trọn quốc gia. Điều này có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia đầu bảng có tổng thu nhập theo quốc gia cao nhất. Bởi vậy, xét về tổng thu nhập, Việt Nam không hề kém. 

7. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.

8. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

9. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

10. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

11. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

12. Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.

13. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

14. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tụt hậu ngày càng xa sau các nươc khác rõ ràng là do năng lực quản lý kém cỏi cộng vơi đạo đức suy đồi, thối nát của bộ máy quản lý nhà nước. 


B.- Cuộc xung đột với Trung Quốc hiện nay, có quá nhiều người Việt Nam luôn cho rằng Việt Nam là nước nhỏ yếu, nên phải thế nọ thế kia. Để biện minh cho những tâm thế và hành vi thần phục, nô lệ, hèn nhát, xấu xa.

Thật ra, Việt Nam có NHỎ không?. Xin mời tham khảo tiếp số liệu sau đây:  

+ Diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, xếp thứ 65 / 194 quốc gia trên thế giới ( gồm 193 thành viên Liên Hiệp Quốc cùng với Vatican, là quốc gia có chủ quyền không bị tranh chấp ), hơn xa nước Anh ( 242.900 km² ) đã từng được ví von "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh", và hơn các nước ở Bắc Âu như Na Uy ( 324.220 km² ), Iceland ( 103.000 km² ), Đan Mạch ( 43.094 km² ), Hà Lan ( 41.848 km² ), Thụy Sĩ ( 41.284 km² ) ..., hiện nay được đánh giá là những quốc gia phát triển có điều kiện sống tốt nhất trên thế giới.

+ Dân số 92.477.857 người, xếp thứ 14 / 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới !

- Nhật Bản : Diện tích 377.930 km², xếp thứ 61 trên thế giới ; Dân số 127.253.075 người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới.

- Hàn Quốc : Diện tích 99.678 km² ( toàn bán đảo 222.154 km² ), xếp thứ 108 trên thế giới ; Dân số 48.955.203 người, xếp thứ 25 trên thế giới.

- Đài Loan : Diện tích 36.188 km², không được xếp số thứ tự do không được công nhận đầy đủ là một quốc gia ; Dân số 23.299.716 người, xếp thứ 51 trên thế giới.

- Philippines : Diện tích 300.000 km², xếp thứ 72 trên thế giới ; Dân số 105.720.644 người, xếp thứ 12 trên thế giới.

- Singapore : Diện tích 705 km², xếp thứ 176 ; Dân số 5.076.700 người, xếp thứ 117 trên thế giới.

Ấy là chưa kể đến bề dày lịch sử văn hiến, truyền thống dựng nước, giữ nước và mở nước ... ; điều kiện tự nhiên ưu đãi, đất đai màu mở, khí hậu thuận hòa, tài nguyên phong phú ... ; vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực và trên thế giới về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự ... mà Việt Nam đã, đang và sẽ sở hữu. 


NHƯNG TẠI SAO VIỆT NAM YẾU?

Nếu người Việt Nam cứ còn mang nặng tâm lý "nhỏ yếu" - "nhược tiểu" - thì nước Việt Nam sẽ mãi mãi "nhỏ yếu" ; "nhược tiểu".

Một con người không thể "mạnh" nếu chỉ có sức mạnh "vai u thịt bắp" mà thiếu sức mạnh tinh thần.

Một quốc gia, một dân tộc không thể "lớn mạnh" - "đại cường" - nếu chỉ có diện tích và dân số lớn mà thiếu sức mạnh tinh thần.

Dân tộc Việt Nam hay "tự hào" hão, "lạc quan" tếu, nhưng thiếu sức mạnh tinh thần để đương đầu với thách thức, cũng chính là cơ hội.

Mang nặng tâm lý "nhỏ yếu" - "nhược tiểu" - thì trong quan hệ đồng minh sẽ mang tâm thế thần phục, nô lệ, dựa dẫm, ỷ lại ... ; trong cuộc đối đầu sẽ có những hành vi hèn nhát, xấu xa, dối trá, chủ bại.

Đảo Quốc Sư Tử Singapore, một quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, diện tích chỉ xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ - Sài Gòn, dân số chỉ bằng khoảng một nửa dân số Sài Gòn, chỉ mới được độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965 ..., liệu có là một tấm gương sáng về Sức Mạnh Tinh Thần - Nghị Lực và Trí Tuệ - phấn đấu vươn lên hàng "đại cường", hay chỉ là một nỗi hổ thẹn muôn đời cho Quốc Gia Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam.

Đảo Quốc Nhật Bản, một quốc gia chỉ lớn hơn Việt Nam một chút, nhưng nằm trên vành đai núi lửa, động đất, sóng thần và bão tố triền miên, đất đai và tài nguyên khan hiếm, từng bị bại trận và kiệt quệ sau Thế Chiến II ..., liệu có là một tấm gương sáng về Sức Mạnh Tinh Thần - Nghị Lực và Trí Tuệ - phấn đấu vươn lên hàng "đại cường", hay chỉ là một nỗi hổ thẹn muôn đời cho Quốc Gia Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam.

Hàn Quốc, toàn bán đảo đã nhỏ hơn Việt Nam mà lại còn bị phân chia thành hai miền Nam-Bắc, khí hậu khá khắc nghiệt, lại nằm cạnh hai thế lực hiếu chiến là Triều Tiên và Trung Cộng, cũng từng bị kiệt quệ sau cuộc chiến phân tranh 1950-1953 ..., liệu có là một tấm gương sáng về Sức Mạnh Tinh Thần - Nghị Lực và Trí Tuệ - phấn đấu vươn lên hàng "đại cường", hay chỉ là một nỗi hổ thẹn muôn đời cho Quốc Gia Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam.

HÃY SUY NGẪM VÀ THAY ĐỔI SUY NGHĨ TRONG MỖI NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA .

Sài Gòn, 11.2018
Bình Địa Mộc 


1 nhận xét: