Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà!

(ông Trần Bắc Hà: nguồn internet) 

Trần Bắc Hà sinh 1956 tại Hà Tây, bố quê gốc ở Hoài Ân, Bình Định tập kết ra Bắc. CMND số 211455986, đăng ký KKTT tại số nhà 20 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu ngày 1/9/2016.

Di sản Hà để lại cho BIDV là một “rừng” nợ xấu. Con số mà HAGL của bầu Đức nợ 27 ngàn tỷ là một ví dụ. Gu của Hà luôn là đầu đinh, áo sơ mi cộc tay, khuôn mặt như muốn “ăn thịt” người khác. Nhìn cái trán quá “ngắn” của hắn, cũng đủ hiểu tấm bằng “cử nhân tài chính” của hắn có vấn đề.

Ngày 21/2/ 2013, tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc với tin đồn Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD đã khiến TTCK lao dốc (ở vào thời điểm VN-Index đang ở đỉnh cao thập kỷ), giá vàng, USD đồng loạt tăng. Thị trường chứng khoán cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Các nhà đầu tư gọi điện khắp nơi hỏi thông tin và bán tháo cổ phiếu. Dân chúng ở các tp lớn đổ xô đi mua vàng. Trả lời báo chí, Trần Bắc Hà cho rằng, những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài chính.

Và 5 năm sau, khi Bắc Hà đã nghỉ hưu, nhưng “uy lực” của hắn cũng thật kinh người. Ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong “biển lửa” sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hoá “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, Hà là “mắc xích” cực kỳ quan trọng trong “nhóm lợi ích” tài chính ngân hàng Việt Nam.

Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, hắn còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Hà còn “thao túng chính trường”. Chỉ là tổng Giám đốc, rồi chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, song Hà chẳng ngán bất kỳ ai. Hà có thể mắng cả bộ trưởng, thống đốc ngân hàng và các chủ tịch, bí thư các tỉnh thành.

Trong một cuộc hội họp tại Bình Định, một PCT tỉnh công khai phê phán Bắc Hà , thì bị Hà quát: “Mày không đủ tuổi nói chuyện với tao”. Khi vị quan chức kia phản ứng, lập tức nhận ngay một cú tát trời giáng, ôm mặt khóc. Giữa đại hội BIDV có sự tham dự của nhiều nhân sự quan trọng. Một người hỏi: Tại sao nhân sự chủ chốt của ngân hàng rất nhiều người Bình Định. Vị cựu chủ tịch ngân hàng dõng dạc: “Đã có quá nhiều người hỏi câu này. Tôi xin trả lời luôn một lần: Vì tôi là người Bình Định!”

Trong một chuyến công du nước ngoài, trên máy bay, Bắc Hà bước đến bên Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình (nay là Uỷ viên BCT, trưởng Ban kinh tế TW) giật phăng cuốn tạp chí Bình đang xem trên tay, rồi cười ngạo nghễ. Nhân viên vô tình đi cùng thang máy với Hà, sẽ bị quát vô lễ và bị túm cổ ném ra ngoài như một bịch rác (!)

Bắc Hà, có thể xem là nhân vật số 2 dưới triều đại Nguyễn Tấn Dũng. Hà dưới một người trên vạn người. Quyền năng “hô phong hoán vũ” và sự ngạo mạn đến… lưu manh của Băc Hà đã thành giai thoại.

Hà cũng quy y cửa Phật, phát tâm cúng dường, hắn bỏ hàng nghìn tỷ đồng xây chùa chiền ở khắp nước. Lớn nhất, có thể kể đến chùa Thiên Hưng ở quê nhà Bình Định với vốn đầu tư lên đến 780 tỷ đồng. Có lẽ, hắn “mượn” thần linh, quyền năng Phật pháp che chở cho quảng đời quá nhiều tội lỗi của mình.

Sau khi dư luận rộ lên tin đồn Bắc Hà đã “xộ khám”, cơ quan điều tra BCA đã bác bỏ tin đồn.

Ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ BIDV, liên quan vụ án Phạm Công Danh, cơ quan điều tra cho rằng, một số cá nhân và cán bộ của BIDV tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV. Hơn nữa, chưa đủ căn cứ xác định những người trên có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào cho thấy những người liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Danh thành lập, điều hành… Vậy là Trần Bắc Hà thoát.

Tại phiên toà xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm, ngày 9/1/2018, Viện Kiểm sát bất ngờ yêu cầu triệu tập Trần Bắc Hà để làm rõ một số vấn đề. Toà án TP HCM đồng ý, nhưng cả 3 lần triệu tập, Hà vẫn biệt vô âm tín. Được biết Hà xuất cảnh khỏi Việt Nam vào ngày 7-12-2017, qua cửa khẩu La Lay (Huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị) sang Lào bằng đường bộ.

Riêng ngày 7/1, theo dấu visa trên các trang hộ chiếu thể hiện, Hà xuất cảnh từ Lào đi Thái Lan bằng đường bộ, từ Thái Lan xuất cảnh bằng đường hàng không tới Singapore. Trên trang thị thực của cuốn hộ chiếu có dấu thị thực nhập cảnh vào Thái Lan từ ngày 7/1, có giá trị trong vòng 30 ngày.

Ngày 15/1, tại ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Lào), nơi Trần Bắc Hà và những người thân thuê để ở, làm việc mỗi khi sang đây, thì thấy đã được đổi biển hiệu, không còn ai, kể cả chiếc xe Hà hay đi cũng biến mất. Hà đã nhanh chân cao chạy xa bay.

Trong hồ sơ của Trần Bắc Hà gửi đến tòa có xác nhận (đã được dịch sang tiếng Việt) của bác sĩ Andrew C H See (chuyên gia tư vấn phẫu thuật). Theo vị bác sĩ này, bệnh nhân Trần Bắc Hà đến gặp bác sĩ lần đầu vào ngày 9/1/2018. Sau khi đuợc chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm cho thấy, có một khối u đặc to 4.5cm, nằm bên thùy trái tuyến giáp, gây ra các cơn đau ngực dội ngược và lan rộng”.

Bác sĩ Andrew C H See đã đề nghị Hà nên làm sinh thiết phẫu thuật (mổ cắt bỏ khối u tuyến giáp bên trái, xét nghiệm lạnh ngay tại bàn mổ, nếu kết quả dương tính thì sẽ mổ lấy hết toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ) theo quy trình. Hà đã đồng ý tiến hành việc phẫu thuật vào ngày 15/1/2018. Như vậy, theo thông tin VKS công bố trước tòa, Trần Bắc Hà bị ung thư gan từ năm 2012, đã tiến hành phẫu thuật lần 1 là không có cơ sở. Phải chăng đây là cú “siêu lừa” qua mặt các cơ quan tố tụng của lưu manh Trần Bắc Hà?

Bao nhiêu năm “lăn lộn” trong ngành ngân hàng, Trần Bắc Hà đã kịp vun vén cho gia đình một khối tài sản khổng lồ:

1. Ngô Kim Lan, vợ Hà, làm Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh, Quy Nhơn (trụ sở tại số 1 Hàn Mặc Tử, TP Quy Nhơn, Bình Định) – đơn vị chủ sở hữu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn 4 sao, tọa lạc trên khu đất nằm dọc theo bờ biển trung tâm TP Quy Nhơn. Resort này gia đình Hà mua lại của HAGL của bầu Đức, giá 375 tỷ. Khi rộ tin đồn Hà sẽ bị bắt, Kim Lan đã chuyển sang tên cho chị ruột là Ngô Kim Oanh.

2.Con gái Trần Bắc Hà là Trần Lan Phương đang là người đại diện pháp luật, giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng (được thành lập năm 2014 với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng).

3. Con trai Trần Bắc Hà là ông Trần Duy Tùng là người sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú (được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng).

Đặc biệt, năm 2017, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng, Công ty CP Tập đoàn An Phú thực hiện dự án Khu phức hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng, với diện tích đất khoảng 10.840m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tập đoàn An Phú của Trần Duy Tùng còn đầu tư vào dự án bò thịt quy mô 5.669 ha ở Hà Tĩnh; đầu tư, nắm 51% vốn Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi Bắc Kạn – Chủ đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép công suất 250.000 tấn/năm và Nhà máy nung tuyển quặng sắt công suất 600.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới.

An Phú từng đề xuất liên danh với đối tác Slovakia để triển khai các dự án chiếu sáng công cộng bằng đèn Led tại các đô thị ở Việt Nam. Doanh nghiệp này cho biết năm 2014 đã ký thoả thuận tài trợ trị giá 200 triệu Euro với Ngân hàng Eximbanka của Slovakia cùng 1 ngân hàng lớn trong nước.

4. Trần Bắc Hà cùng một số người trong gia đình sang nước Lào xây một ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak để ở và thành lập Công ty Sy Bun Huong (tên theo tiếng Lào).

Ngay sau đó, doanh nghiệp này triển khai hàng loạt dự án trồng cây nông nghiệp. Dự án, tài sản của Trần Bắc Hà tại Lào lên đến 15 ngàn tỷ.

Được Trần Bắc Hà “bật đèn xanh” vào ngày 3/10/2013, ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay, trong khoảng thời gian ngắn từ 29/10 – 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV đã giải ngân cho 12 công ty, số tiền 4.700 tỉ đồng vào tài khoản của 4 cty cung cấp vật liệu đầu vào theo nội dung của 12 cty vay vốn gồm: Chuyển khoản 1.332 tỉ đồng vào tài khoản Cty Quốc Thắng; 1.030 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Hương Việt; 1.208 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Thiên Trang Phạm và 1.129 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Thịnh Quốc.

Tuy nhiên, số tiền này không được các công ty sử dụng đúng mục đích mà thực chất chỉ quay vòng qua các tài khoản để ông Phạm Công Danh làm tăng vốn cho Ngân hàng VNCB, đồng thời sử dụng một phần trả nợ và trả lãi vay BIDV, chi tiêu cá nhân. Trong đó, 4.000 tỷ được sử dụng để tăng vốn điều lệ và 700 tỷ đồng chuyển lòng vòng để trả nợ vay cũ của Tập đoàn Thiên Thanh (623,5 tỷ đồng gốc và 76,4 tỷ đồng lãi).

Điều đáng chú ý ở đây, Phạm Công Danh đã sử dụng tài sản đảm bảo của 12 khoản vay là các bất động sản ở Đà Nẵng mà Thiên Thanh cùa Danh mua rẻ từ Bá Thanh và Trần Văn Minh (Danh “xẻ lẻ” ra 6 lô đất Sân vận động Chi Lăng, cộng với lô đất quốc phòng tại số 209 Trường Chinh, Đà Nẵng) và tiền gửi của VNCB tại BIDV (3.070 tỷ đồng có cam kết duy trì gửi tiền 7 tháng). Vậy mà không hiểu căn cứ vào đâu, cơ quan điều tra BCA lại không truy tố trách nhiệm hình sự Trần Bắc Hà?

Tháng 8/2013, chương trình “gói tín dụng 30.000 tỷ”, khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi 5% của chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở quy định tại Thông tư 11 của NHNN. Đối tượng vay cũng rất khắt khe, vậy mà Bắc Hà đã duyệt cho Vũ Nhôm vay 300 tỷ để đi… buôn đất!

Đến 1/9/2016, thời điểm Hà về hưu, khối nợ “xấu vô cùng” vẫn còn đó. Mấy chục ngàn tỷ của HAGL vẫn lơ lững. Tiếp đến là hợp đồng tín dụng với BIDV và một số ngân hàng đối với Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex) ghi nhận mức nợ 221,3 triệu USD (tương đương với hơn 5.000 tỉ đồng). PVTex là một trong những dự án thua lỗ triền miên, nhiều lần đắp chiếu, vì vậy không có nguồn để trả nợ. Nhà máy hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Khoản nợ của Khoáng sản Na Rì (KSS) trị giá 948 tỉ đồng cũng được cho là “mơ hồ”, khó đòi khi giá trị khoản vay cao gấp 2 lần vốn điều lệ của công ty. Đây là khoản nợ mà BIDV, chi nhánh Bắc Kạn, đã cho KSS vay.

Ở Ngân hàng Đầu tư phát triển VN (BIDV), Bắc Hà là “vua” của đế chế tài chính. Hà nói là mệnh lệnh, phải phục tùng, cấm cãi. Việc tăng giảm lãi suất của NHNN, thậm chí những nghị định, thông tư về điều chỉnh trong chính sách tài chính… Hà luôn biết trước.

Các Tổng giám đốc các công ty, các tập đoàn kinh tế, cả quốc doanh lẫn tư nhân đều khúm núm, e sợ, chiều chuộng và phục vụ yêu cầu của Hà, để có được các tín dụng thư đảm bảo ngàn tỷ hoặc những hợp đồng tín dụng khổng lồ lên đến hàng trăm ngàn tỷ.

Không ai có thể mãi “lấy tay che Trời”. Ngày tàn của Trần Bắc Hà đã điểm. Không thần linh, Phật pháp, quyền năng siêu nhiên nào có thể cứu hắn.
Trần Bắc Hà tại một ngôi chùa ở Ấn Độ.

Ngày 2/6/2018, Uỷ ban KTTW đã thông báo kết luận: “Ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.

Ông Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV;

Vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng. Những vi phạm của cựu Chủ tịch BIDV khi điều hành ngân hàng này được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là ‘rất nghiêm trọng’, phải xem xét, xử lý kỷ luật.”

Thiết nghĩ, sau khi có kết luận từ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra. Cần phải khởi tố vụ án hình sự, truy bắt Trần Bắc Hà cho dù hắn lẩn trốn ở nơi nào. Cần lấy lại hàng ngàn tỷ đồng hắn đã “vơ vét” của nhà nước, đem về làm tài sản riêng của gia đình mình.

Lê Hồng Hà

       


Sài Gòn, 11.2018
Bình Địa Mộc 
(sưu tầm)


2 nhận xét: