Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Chết chưa chắc là hết!

 
(cô Nguyễn Thị Phương Thủy: nguồn internet)

Thật sự tôi không muốn nhắc lại chuyện này, nhưng nghe tin cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy nghi tự tử bất thành, hiện cấp cứu tại Bệnh viện. Chuyện này hư thực ra sao, chắc chắn trong nay mai sẽ được dư luận làm sáng tỏ. Có thể nói, thời gian gần đây không có cái gì qua mắt được cư dân mạng. Tuy bên ngoài không ít quan chức ta thán về facebook, nhưng một bộ phận khác, nhất là lãnh đạo cao cấp vẫn âm thầm theo dõi facebook, họ mong muốn trang điện tử khổng lồ này tồn tại và phát triển mạnh mẽ để thu thập tin tức đúng nhất, đủ nhất, nhanh nhất nhằm thực hiện mưu đồ chính trị (nếu có) của họ!

Chết là hết! Có thể đúng đối với một kiếp người theo vòng quay: Sinh – Lão – Bệnh – Tử, nhưng sai bét đối với cái chết vô nghĩa, tào lao xịt bụp! Bởi, tên tuổi người quá cố sẽ còn lưu danh mãi mãi trên Google, chỉ cần enter một cái là biết tất. Trở lại vấn đề cô Thủy ra lệnh cho học sinh tát vào má bạn mình 230 cái, cái thứ 31 của cô. Theo tôi, về khách quan mà nói, việc này không lớn, thậm chí rất bình thường. Bởi, các hình phạt của thầy cô giáo như dùng thước đánh vào mông, lòng bàn tay, béo lỗ tai, úp mặt vào tường, quỳ gối… Đâu đó vẫn còn áp dụng đối với học sinh, tâm nguyện là muốn các em học giỏi, chăm ngoan, biết vâng lời! Tuy nhiên phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay, các hình phạt này bị xã hội lên án và loại bỏ. Thế nhưng, loại bỏ nó thì ta thay bằng phương pháp gì để giáo dục các em vốn mệnh danh “nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” đạt hiệu quả? Nói bằng lời, dỗ dành, bảo ban… Liệu có phát huy một cách tốt nhất hay không? Câu hỏi này xin để lại cho các nhà chuyên môn, các ông/bà trực tiếp đứng lớp trả lời!

Riêng tôi chỉ xin phép được phân tích 3 ý sau đây:

- Thứ nhất, cô Thủy ra lệnh cho học sinh tát thật mạnh vào má em N, nếu tát yếu thì em N có quyền tát ngược lại !? Đây chính là tư tưởng đấu trường, một mất một còn, ta không bắn địch thì địch bắn ta… Sót lại trong người cô Thủy – một công dân Quảng Bình có truyền thống “đánh giặc giữ làng” tuyệt vời hơn 40 năm về trước. Còn hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc. Mọi người đều có quyền bình đẵng như nhau. Đặc biệt trẻ em ngày càng được chăm sóc, bảo vệ chu đáo. Ở đây không có thù, chẳng có địch, chỉ có ta với ta mà thôi. Là học trò bé nhỏ của cô, ngày nào cũng giáp mặt nhau, cùng học tập, chơi đùa. Vui buồn, sướng khổ đều có nhau! Đối với em bị tát và được tát cũng là bạn bè, hàng xóm của nhau. Thậm chí là anh em cô cậu ruột Thủy à! Tại sao cô lại nở tái diễn cảnh “nồi da xáo thịt” như vậy?

- Thứ hai, sau khi ra lệnh tuyên phạt em N xong, cô bỏ ra ngoài, giao hẳn quyền xử lý cho 23 học sinh của mình tha hồ tát bạn với tiêu chí “tát thật mạnh”. Cô thật hồ đồ! Bởi, trong hoàn cảnh này, hơn ai hết cô vừa là thủ lĩnh, vừa là trọng tài thì ít ra cô phải có mặt tại hiện trường để theo dõi, kiểm tra! Nếu các em lỡ tay tát mạnh quá sẫy mang tai, gây án mạng tại chỗ thì sao? Hoặc em N phản kháng cực đoan, có thể chống trả quyết liệt với đối phương thì ai ngăn cản, ai xử lý? Hơn thế nữa, cô phải đứng đó chứng kiến “sáng kiến nhục hình” của mình chứ! Hay cô sợ chạnh lòng, sợ ám ảnh man rợ?

3/ Thứ ba, cái tát thứ 31 của cô không khác gì “phát súng ân huệ” đối với tử tù trước khi về bên kia thế giới. Tôi nói thế cô hiểu!

Từ những phân tích trên tôi có thể kết luận:
- Nếu cô không không bỏ ra ngoài!
- Nếu cô không ra lệnh tát thật mạnh!
- Nếu cô không bồi thêm cái tát thứ 31, mà cô chỉ phạt cảnh cáo chừng vài cái, có thể 10, 15 hoặc 20 cái cũng được rồi cho các em dừng lại, căn dặn lần sau nhớ đừng vi phạm…
Thì câu chuyện có thể sẽ rẽ sang hướng khác. Hướng vầng dương rạng ngời, hướng mặt trời tỏa sáng. Bởi, sự kiện tri ân các thầy cô giáo nhân ngày 20.11 vừa diễn ra cách đó vài hôm. Bởi, biết đâu em N cũng đến nhà thăm cô, chúc mừng cô dồi dào sức khỏe!

Vậy nên, về nghĩa nào đó 230 cái tát này là của học trò tát vào mặt cô. Còn cái thứ 31 của cô, chính là tát vào nhà trường, vào Ban giám hiệu, vào cái ngành giáo dục chết tiệt của cô, suốt ngày cứ chạy theo thành tích thi đua đạt chuẩn. Nhưng cái chuẩn mực về đạo đức, nhân cách làm người thì lại quên bén!

Cô không gieo mình xuống dòng sông Nhật Lệ mới là lạ. Thưa cô!

Mời xem vụ việc qua các đường link dưới đây:

https://vietnammoi.vn/he-lo-nguyen-nhan-co-giao-bat-ca-lop-tat-ban-231-cai-khien-nam-sinh-nhap-vien-cap-cuu-159140.html
https://news.zing.vn/dinh-chi-cong-tac-giao-vien-bat-hoc-tro-tat-ban-230-cai-post894795.html
https://baomoi.com/vu-co-giao-phat-tro-231-cai-tat-hieu-truong-xin-bao-chi-dung-len-tieng-vi-sap-duoc-cong-nhan-truong-chuan-quoc-gia/c/28722709.epi
https://laodong.vn/giao-duc/co-giao-phat-hoc-sinh-231-cai-tat-nhap-vien-cap-cuu-vi-bi-ton-thuong-tam-ly-643769.ldo

Sài Gòn, 11.2018
Bình Địa Mộc

1 nhận xét: